Final Fantasy Wiki
Advertisement
Final Fantasy XIII
Final Fantasy XIII Logo
ファイナルファンタジーXIII
Fainaru Fantajī Sātīn
Phát triển: Square Enix
Phát hành: Square Enix
Ngày phát hành: PlayStation 3:
Japan 17 tháng 12, 2009
North America/Canada/Europe 9 tháng 3, 2010
Asia 27 tháng 5, 2010

Xbox 360:
North America/Canada/Europe 9 tháng 3, 2010
Japan 16 tháng 12, 2010

Microsoft WindowsSteam:
9 tháng 10, 2014[1]

Dive In:
Japan 9 tháng 10, 2014[2]

Thể loại: Nhập vai
Chế độ chơi: Một người chơi
Phân loại: CERO: B12 tuổi trở lên
ESRB: TeenTeen
PEGI: 16+16+
CSRR: Yellow
Hệ máy: PlayStation 3, Xbox 360, Microsoft Windows, Steam, iOS & Android thông qua Dive In
"Tương lai không thuộc về những kẻ chờ đợi..."
Final Fantasy XIII Game Trailer
"Cuộc chiến đang ngấm ngầm bắt đầu..."
Final Fantasy XIII Tagline

Final Fantasy XIII là phiên bản thứ 13 của dòng game chính Final Fantasy, và là phiên bản đầu tiên được phát hành trên PlayStation 3Xbox 360. Được giới thiệu tại E3 2006, game này là lá cờ đầu của dự án Fabula Nova Crystallis của Square Enix . Game chạy trên Crystal Tools (trước đó được biết đến với tên gọi White Engine), một engine được xây dựng cho các game thế hệ thứ bảy của Square Enix.

Game được phát hành ở Nhật Bản ngày 17 tháng 12, 2009 - còn ở Bắc Mỹ và châu Âu thì được phát hành vào ngày 9 tháng 3, 2010. Một bản game tiếng Trung phồn thể cho PS3 được phát hành ngày 27 tháng 5,2010 [3]. Đây là lần đầu tiên một game trong dòng loạt trò chơi Final Fantasy được chuyển sang tiếng Trung phồn thể. Tựa game nối tiếp có tên là Final Fantasy XIII-2 được phát hành vào ngày 15 tháng 12, 2011. Sau đó, phiên bản nối tiếp thứ hai có tên là Lightning Returns: Final Fantasy XIII được giới thiệu vào ngày 1 tháng 9, 2012 và được phát hành trong năm 2014.

Gameplay[]

Final_Fantasy_13_Official_Trailer

Final Fantasy 13 Official Trailer

Trailer chính thức của Final Fantasy XIII trên hệ Xbox

Hệ thống chiến đấu trong game được gọi là Command Synergy Battle, được giới thiệu là "Có tính chiến thuật hơn Final Fantasy X, nhanh hơn Final Fantasy X-2, và gần như là liền mạch với Final Fantasy XII." Các đối thủ sẽ xuất hiện dọc đường đi. Khi người chơi di chuyển chạm vào chúng, màn hình sẽ sáng lên và sẽ chuyển cảnh đến mùng vùng rộng và trống trải để làm dấu hiệu bắt đầu trận đấu. Trong trận đánh, người chơi chỉ có thể điều khiển được một nhân vật trong một nhóm khoảng từ hai đến ba nhân vật, sau này, đến một vài sự kiện trong cốt truyện, người chơi có thể lựa được nhân vật để điều khiển trong trận đánh trong số sáu nhân vật có thể điều khiển được. Người sẽ chơi theo từng chapter. Trong mỗi chapter, người chơi có thể thưởng thức cốt truyện của game thông qua cái nhìn của các nhân vật khác nhau.

Nhân vật được tăng sức mạnh và chỉ số thông qua một hệ thống có nét tương đồng với Sphere Grid trong Final Fantasy X có tên là Crystarium System. Nhân vật nhận được "Crystogen Points" (CP) từ các trận đánh, và dùng chúng để nâng cấp thuộc tính, kỹ năng, thanh ATB, phép thuật trong một bảng hình tròn chia nhiều nhánh. Nhân vật khi đã kích hoạt được kĩ năng, phép thuật hay thuộc tính nào đó sẽ mở đường để có thể học được các kĩ năng, thuộc tính và phép thuật khác trong bảng — Ví dụ như học phép Fire, sẽ mở ra nhánh để có thể học phép Fira và các phép khác.

Battle Results FFXIII

Kết quả trận đánh trong Final Fantasy XIII.

Hệ thống Active Time Battle được sử dụng trở lại, nhưng với phiên bản này nó sẽ chia ra thành nhiều đoạn. Mỗi một lệnh điều khiển nhân vật được gọi là "ATB Cost" nó cho biết là để thực hiện lệnh đó bạn sẽ phải tốn bao nhiêu đoạn ATB. Điều này cho phép người chơi có thể thực hiện được nhiều lệnh trong một lượt đánh. Lượt tiếp theo sẽ đến nhanh hơn khi bạn thực hiện lượt này mà chưa sử dụng hết các đoạn trên thanh ATB.

Những lệnh chiến đấu mà nhân vật có thể học được có thể thay đổi tùy theo nhân vật, nhưng các lệnh cơ bản như Attack, Summon, Fire, Blizzard, và Cure thì các nhân vật đều có thể học thông qua kích hoạt các nốt trong Crystarium, cùng với đó là các lệnh mới như Blitz có thể tạo sát thương vật lý một vùng rộng, và Ruin là một phép thuật không thuộc tính (non-elemental magic). Magic (phép thuật) và summoning (triệu hồi) chỉ có thể sử dụng được khi các nhân vật trở thành l'Cie.

Bởi vì có sự xuất hiện của ATB Cost nên sẽ không có chỉ số MP trong game, dẫn tới việc phép thuật không được sử dụng ngoài trận đánh vì thế HP của cả nhóm sẽ được tự động hồi phục đầy đủ sau mỗi trận đánh mà không phải dùng vật phẩm hay phép thuật gì cả. Tại Gamescom 2009, game được tiết lộ là sẽ không có Limit Breaks bởi vị mỗi nhân vật đều có một sức mạnh summoning khác nhau và sẽ không có cách nào để escape (chạy thoát) khỏi trận đánh một khi đã bắt đầu. Thay vào đó là cái loại vật phẩm (item) giúp bạn có thể tránh khỏi các trận đánh. Nếu trận đánh kết thúc mà thật bại thuộc về người chơi thì họ có thể sẽ được chơi lại tại thời điểm chuẩn bị bắt đầu trận đánh, khi đó họ có thể quyết định là chuẩn bị lại để đánh hoặc sẽ rời khỏi nơi đó và bỏ trận đánh.

FFXIII-English Fang Battle

Trận đánh trong Final Fantasy XIII, Oerba Yun Fang đang tấn công kể địch.

Save Stations là tên gọi của Save Point nó không chỉ có chức năng là cho phép người chơi lưu trò chơi lại mà còn có thể mở shop để mua hoặc bán những vật phẩm của mình.

Một thuộc tính mới có tên là Chain Gauge được thêm vào trong trận đánh. Mỗi địch thủ đều có một chỉ số Chain khác nhau, người chơi thông qua tấn công kẻ địch sẽ làm đầy thành Chain Gauge (pháp thuật giúp thanh Chain Gauge lên nhanh hơn). Khi mục tiêu bị đầy thanh này thì sẽ bước vào trang thái "Stagger Mode", lúc này, mục tiêu sẽ bị dính sát thương cao hơn bình thường. Hơn nữa chúng cũng sẽ bị đánh văng lên trời và bị té xuống đất. Khi người chơi thắng một trận đánh, màn hình chiến thắng hiện lên, nó sẽ xếp hạng trận đánh từ một đến năm sao tùy thuộc vào bạn đánh trận đấu như thế nào.

Đây cũng là game thứ hai trong series (game đầu tiên là Final Fantasy VIII) mà người chơi không thể nhận được gil từ các trận đánh, thay vào đó họ phải là họ phải mở các Treasure Spheres hoặc bán đi các nguyên liệu, vật phậm, vũ khí, trang bị vào shop.

Paradigm Shift[]

Paradigm shift

Hệ thống Paradigm Shift.

Người chơi cùng lúc chỉ có thể điều khiển được một nhân vật trong trận đánh. Các nhân vật còn lại trong trận đánh sẽ được điều khiển tự động bằng một hệ thống chiến đấu gọi là "Paradigm Shift" (trong bản tiếng Nhật nó có tên à "Optima Change"), hệ thống này được giới thiệu bởi Motomu Toriyama tại Gamescom 2009.

Paradigms được giải thích là "classes" hay "lớp" tạm thời của các nhân vật trong một thời điểm nào đó của trận đánh. Tuy nhiên hệ thống này linh hoạt hơn hệ thống job classes trong các game trước đây của series. Ví dụ như, nhân vật với vai trò Medic thì nhân vật chẳng thể làm gì khác ngoài phục hồi và chữa trị cho nhóm, trong khi với vai trò là Commando thì họ chỉ có thể tấn công bằng các đòn vật lý một ít phép thuật cho tới khi bạn chủ động đổi Paradigms.

Paradigms có thể đổi bất cứ lúc nào trong trận đánh tùy vào tình hình hiện tại. Tuy nhiên, không thể đổi đơn lẻ một nhân vật, mà phải đổi theo một khuôn mẫu mà bạn đã sắp đặt từ trước. Do đó, Paradigms là sự phối hợp đổi lớp nhân vật của cả nhóm tham gia trận đánh. Có tổng cộng là 83 sự kệt hớp các role với nhau thành một Paradigms.

Các role trong Paradigms gồm có:

Tiếng Anh Tiếng Nhật Màu Chú Thích
Commando (COM) Attacker (ATK) Tấn công kẻ thù bằng chuỗi đòn đánh vật lý.
Ravager (RAV) Blaster (BLA) Tấn công và làm đầy Chain Gauge bằng các đòn phép thuật.
Sentinel (SEN) Defender (DEF) Bảo vệ và đỡ đòn cho đồng đội với lực phòng thủ cao.
Synergist (SYN) Enhancer (ENH) Hỗ trợ đồng đội với những phép tăng sức chiến đấu.
Medic (MED) Healer (HLR) Hỗ trợ phục hồi máu và chữa trị trạng thái có hại cho đồng đội.
Saboteur (SAB) Jammer (JAM) Làm yếu kẻ địch với những phép phá rối, giảm sức chiến đấu.

Theo như nhà phát triển công bố, hệ thống này được phát triển sau cùng để mang lại cho người chơi tính chiến thuật và chiều sau của hệ thống chiến đấu.

Summoning[]

Summons (Thần thú) quay lại với tên gọi là Eidolons, được biết đến như là sức mạnh của các l'Cie. Các Eidolons có thể điều khiển được bao gồm Shiva Sisters, Odin, Bahamut, Alexander, cùng với hai summons mới là Brynhildr và Hecatoncheir, trong khi Ifrit, Carbuncle, Valefor Ramuh, và Siren cũng xuất hiện, những không điều khiển được. Tất cả Eidolons được thiết kế theo phong cách người máy và có sức mạnh biến hình. Các Eidolons sử dụng cả hai hình thù trên trong gameplay và các đoạn cắt cảnh. Mỗi một nhân vật điều khiển được đều sở hữu một Eidolon, và Eidolons sẽ thay thế vị trí của các nhật vật khác để chiến đấu bên cạnh nhân vật triệu hồi nó trong trận đánh.

Các Eidolons được triệu hồi bằng cách sử dụng Technical Points (TP), điểm này đạt được sau khi chiến thắng mỗi trận đánh. Thay vì có HP, Eidolons sử dụng "Summon Points" (SP) để biểu thị sinh lực của nó, nhưng SP sẽ giảm dần một cách chậm rãi theo thời gian trận đánh. Khi hết SP thì Eidolon sẽ biến mất và các thành viên trong nhóm sẽ trở lại trận đánh. Thêm vào đó, mỗi l'Cie phải có được sự "phục tùng" của Eidolon đại diện cho họ bằng cách đánh bại chúng trong một trận đấu thu phục.

Ff13-odingestalt

Lightning và Gestalt Mode của Odin

Một điểm nhấn trong việc triệu hồi các Eidolons để chiến đấu bên cạnh các nhân vật, mỗi Eidolon đều có thể biến hình thành một thứ gì đó mà họ có thể cưỡi hoặc lái được. Chế độ này gọi là "Gestalt Mode" (trong bản tiếng Nhật gọi là "Driving Mode") khi này thì chế độ chiến đấu sẽ giống như một game hành động thời gian thực, với việc các nhân vật và Eidolon của họ có thể tạo ra các đòn đánh bằng việc kết hợp cách nút bấm nhất định. Mỗi Gestalt Mode của các Eilodon đều bao gồm một đòn kết thục rất mạnh để kết thúc chế độ này. Thời gian tiến hành Gestalt Mode phụ thuộc bởi thanh Gestalt Gauge xuất hiện khi Eidolon được triệu hồi; thanh này sẽ được tăng lên khi nhân vật cùng Eidolon họ tấn công kẻ địch.

Missions - Nhiệm vụ[]

Cie'th stone

Nhận nhiệm vụ từ các Cie'th Stone.

Khi ở Gran Pulse, có rất nhiều cột mốc được thể hiện bằng những viên crystal lớn được gọi là Cie'th Stones, là nơi mà người chơi có thể nhận được các nhiệm vụ. Đây là hệ thống nhiệm vụ phụ có nét tương đồng với hệ thống Hunts trong Final Fantasy XII, mục tiêu là bạn phải săn một con quái vật đặc biệt nào đó xung quanh khu vực Pulse. Đây không phải là một phần trong cốt truyện chính, nhưng người chơi từ những nhiệm vụ này có thể khám phá ra các Focus (mục tiêu) trong quá khứ của các l'Cie. Những l'Cie đó đã thất bại trong việc hoàn thành mệnh lệnh của họ do đó mục tiêu của họ vẫn còn sống. Có những con quái vật vẫn đứng đó dù họ đã tiêu diệt nó hay chưa, chẳng hạn như nhưng con quái vật to đùng và không lồ như Adamantoises.

Bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ, người chơi có thể nhận được nguyên liệu và vật phẩm để nâng cấp trang bị. Điểm khác biệt giữa nhiệm vụ săn quái vật trong Final Fantasy XII và nhiệm vụ trong Final Fantasy XIII là mỗi nhiệm vụ trong phiên bản trước chỉ có thể làm một lần, trong khi nhiệm vụ bây giờ có thể thực hiện lại nhiều lần. Tuy nhiên, phần thưởng nhiệm vụ chỉ có thể nhận được môn lần; các nhiệm vụ sau này sẽ nhận được các phần thưởng khác nhau, thường là nguyên liệu cao cấp hơn (chẳng hạn như: Bomb Ashes và Bomb Shells).

Nhân Vật[]

Bài viết chính: Danh sách nhân vật trong Final Fantasy XIII
FFXIII Characters

Các nhân vật chính trong Final Fantasy XIII và Serah.

Final Fantasy XIII không có nhân vật chính nổi bật nào. tương tự như Final Fantasy VI, cốt truyện tập trung vào tất cả các nhân vật như nhau, mặc dù Lightning thường được đề cập đến như là nhân vật chính . Các nhân vật chính có thể điều khiển được đều là các l'Cie.

Nhân Vật Chính Điều Khiển Được[]

  • Lightning (ライトニング Raitoningu) — Vai chính chủ đạo của game. Lightning từng là thành viên của lực lượng Guardian Corps ở Bodhum trước khi cuộc sống bình lặng của cô trở nên tồi tệ vào thời điểm em gái của cô là Serah trở thành l'Cie. Ân hận vì việc cô đã không tin tưởng Serah, cô đã tình nguyện lên chuyến tàu Purged với mục đích là cứu em gái mình. Cô có một phong cách chiến đấu nhanh nhẹn với việc sự dụng các loại gunblade, "Blazefire Saber" là một thanh gunblade trong số đó.
  • Snow Villiers (スノウ・ヴィリアース Sunou Viriāsu) — Lãnh đạo của tổ chức NORA, Snow Villiers là một thanh niên vạm vỡ với phong cách được cho là gần giống như kiểu cao bồi ở phương tây. Anh đến Hanging Edge để chiến đấu chống lại PSICOM và ngăn chặn chiến dịch Purge với hy vọng cứu được hôn phu của mình là Serah, người bị giam giữ bởi Pulse fal'Cie. Mặc dù Snow sử dụng nắm đấm của anh ta để chiến đấu nhưng thực chất 'vũ khí' của anh ta là tấm áo choàng, được thiết kế để tăng sức mạnh của người mặc nó.
  • Oerba Dia Vanille (ヲルバ=ダイア・ヴァニラ Woruba Daia Vanira) — Một cô gái trẻ và hồn nhiên, quá khứ của Vanille là một bí ẩn anh và cô mang trên mình một gánh nặng mà mọi người ban đầu không biết được. Vất vã khi vượt qua sự kiện Purge, cô đi theo Hope và nhận ra mình bị cuốn vào các sự kiện tại Pulse Vestige, dẫn tới việc cô gia nhập nhóm nhân vật chính. Cô mặc bộ trang phục của các cô gái trên thảo nguyên và sử dụng một loại vụ khí có tên là Binding Rod là một cây gậy có phần đầu trống như một cặp sừng hươu. Thân gậy có những sợi dây có gắn móc để gây sát thương lên kẻ thù bằng cách quăng đi móc vào và giật.
  • Sazh Katzroy (サッズ・カッツロイ Sazzu Kattsuroi) — Một người đàn ông da màu với kiểu tóc ổ quạ dài và quăn. Ông xuất thân trong quân đội, nhưng hiện là phi công airship dân dụng. Với hy vọng cứu lấy con trai của mình là Dajh, ông đã lên chuyến tàu Purge để đến Hanging Edge và sau đó gặp Lightning người cũng muốn tham gia chiến đấu chống lại chiến dịch Purge. Ông ta có nuôi một con Chocobo ở trên đầu. Sazh được miêu tả là người đàn ông lịch lãm người dễ dàng rơi lệ. Ông chiến đấu bằng một cặp súng lúc và có thể kết hợp cặp súng đó thành một khẩu súng trường.
  • Hope Estheim (ホープ・エストハイム Hōpu Esutohaimu) — Một cậu bé với mái tóc bạc, đi cùng với mẹ của cậu, là một trong những người bị lưu đày trên chuyến tàu Purge mà Lightning đã cản lại. Mẹ của cậu chết trong nổ lực bất thành khi giúp NORA đẩy lùi binh lính của PSICOM. Oán trách Snow gây ra cái chết của mẹ mình, Hope đi theo anh ta và tìm cách bắt anh phải trả giá, nhưng sau cùng cả hai hiểu nhau và đồng hành với nhau. Hope đi theo Lightning trong hành trình của cô để có thể học hỏi và mạnh hơn nhằm trả thù cho mẹ của mình. Cậu sử dụng vũ khí là boomerang trong trận đánh.
  • Oerba Yun Fang (ヲルバ=ユン・ファング Woruba Yun Fangu) — Cô là một phụ nữ tóc đen hoang dã một hình xâm lớn trên một cánh tay và một hình xăm dấu hiệu của l'Cie trên cánh tay còn lại. Lân đầu tiên xuất hiện cùng Cid Raines và lực lượng Cavalry với mục đích bắt giữ Snow tại Lake Bresha. Tuy nhiên, mục đích phía sau là tim lại người bạn bị thất lạc của mình và hỗ trợ nhau hoàn thành Focus họ. Vũ khí của Fang là cây giáo.


Quan Chức Của Sanctum[]

FFXIII Glasses girl

Jihl Nabaat

Yaag face

Yaag Rosch

Ff13-char-cid

Cid Raines

  • Jihl Nabaat (ジル・ナバート Jiru Nabāto) — Một người phụ nữ thông minh nhưng tàn nhẫn với cặp kính và mái tóc nâu, là một sĩ quan cấp cao của Sanctum. Là một người xảo quyệt và đầy mưu toan, Đã nhân danh Primarch để điều khiển các L'Cie.
  • Yaag Rosch (ヤーグ ロッシュ Yāgu Rosshu) — Người đàn ông có mái tóc màu bạc xanh, cũng là sĩ quan cấp cao của Sanctum. Anh ta khát khao đem lại hòa bình cho nhân dân Cocoon. Tuy nhiên, ông ta cho rằng Lightning cũng nhóm của cô ta là mỗi sự đe dọa. Là lãnh đạo của lực lượng PSICOM, ông ta hy sinh cả đời mình để chống lại các l'Cie.
  • Cid Raines (シド・レインズ Shido Reinzu) — Nhân vật Cid của phiên bản này. Anh là một tướng lãnh cấp cao của Sanctum, nhưng đã cố tìm cách nói chuyện đàng hoàng với Snow lúc bắt được anh. Trong lúc Cid làm việc cho Sanctum, anh ta và lực lượng Cavalry đã có mưu đồ chống lại sự bất công của các fal'Cie cũng như giúp đỡ cho các l'Cie nếu như họ chịu hợp tác với anh. Cid ở phiên bản này có vẻ như trẻ tuổi hơn so với các Cid ở những phiên bản trước.
  • Rygdea (リグディ Rigudi) — Một vị chỉ huy dưới trướng của Cid. Anh ở cùng phe với nhóm người Lightning, Sẵn sàng trợ giúp họ nếu họ cần.
  • Galenth Dysley (ガレンス・ダイスリー Garensu Daisurī) — Lãnh đạo tối cao của chính quyền Sanctum độc đoán và đã khiến cả game phủ đầy nét ảm đạm. Hắn giữ vị trí quan trọng trong Primarch, là mối liên kết giữa fal'Cie Eden những người còn lại trong Sanctum.


Nhân Vật Phụ[]

Serah-farron

Serah

  • Serah Farron (セラ・ファロン Sera Faron) — Một cô gái tuổi teen với chiếc váy sọc ca rô đỏ, áo trắng và mái tóc màu hồng với chiếc đuôi ngựa được thắt lệch về một phía. Cô là em gái của Lightning và là hôn phu của Snow. Bị biến thành l'Cie bởi fal'Cie của Gran Pulse, cô bị pha lê hóa vào đầu game, sau khi dặn Lightning phải cứu lấy Cocoon.
Nora

NORA

  • Gadot (ガドー Gadō) — Thành viên của NORA và là bạn thời thơ ấu của Snow. Anh ta là một chàng trai da màu với mái tóc màu cam. Mẫu thiết kế của anh dựa trên thời trang hiphop. Anh sử dụng một khẩu súng máy trong trận đánh.
  • Lebreau (レプロ Reburo) — Người thiếu nữ có mái tóc đen với cái đuôi ngựa và một hình xâm con bướm trên vai. Cô cũng là thành viên của NORA. Trang phục Lebreau dựa trên kiểu trang phục bóng chuyền. Cô sử dụng khẩu súng bán tự động và là một người pha chế trong quán bar ở Bodhum.
  • Maqui (マーキー Mākī) — Cậu bé tóc vàng. Cậu mặc một bộ đồ hồng-đen với chiếc quần dài màu đen, phong cách của vận động viên trượt tuyết. Cũng như hai nhân vật trên, cậu là một thành viên của NORA.
  • Yuj (ユージュ Yūju) — Thành viên của NORA. Có mái tóc xanh dương và một sự kết hợp thời trang thú vị. Anh và Maqui là hai thành viên dễ bị kích động nhất của NORA.
  • Dajh Katzroy (ドッジ・カッツロイ Dojji Kattsuroi) — Đứa con dễ thương sau tuổi của Sazh, cậu bé có mái tóc y hệt như cha và rất yêu thích chocobo. fal'Cie Kujata đã chọn cậu bé là l'Cie, sau đó bị PSICOM bắt đi. Sazh hành trình đến Hanging Edge trong nỗ lực giúp con của ông ta hoàn thành Focus ở đâu game.
  • Nora Estheim - Mẹ của Hope, bị trục xuất cùng với con trai trong sự kiện Purge. Cô tình nguyện chiến đấu cùng Snow và NORA để bảo vệ Hope nhưng đã thiệt mạng trong nhiệm vụ và vì thế đã gây ra sự hiểu lầm giữa Hope và Snow.
  • Bartholomew Estheim - Ba của Hope, người đàn ông đeo kính tóc nâu, ông làm việc cho Sanctum. Dù vậy, ông vẫn quyết định giấu đứa con l'Cie trong văn phòng khi Hope bị Sanctum truy bắt.
  • Amodar - Sếp chỉ huy của Lightning trọng lực lượng an ninh Bodhum. Là một người đàn ông to cao, ông ta có tiếng là một người có địa vị và hòa đồng.


Bối Cảnh[]

Coccon Exterior

Cocoon.

Xem thêm: Cocoon (Final Fantasy XIII)Gran Pulse.
"Cocoon—điều không tưởng trên bầu trời.

Cư dân ở đó tin rằng đây là một thiên đường. Dưới sự thống trị của Sanctum, Cocoon đã có sự hòa bình và thịnh vượng lâu dài.
Loài người có được hạnh phục vì sự che chở của họ, những thánh fal'Cie, và tin rằng những ngày yên bình đó sẽ được kéo dài mãi mãi.

Những ngày yên bình đó đột ngột bị phá vỡ bởi sự khám phá của một fal'Cie thù địch.
Đó là một fal'Cie đáng kính từ Pulse—thế giới bên dưới đáng sợ và ghê tởm—thức dậy tự trong giấc ngủ của nó, hòa bình ở Cocoon đã đến lúc kết thúc.

Fal'Cie nguyền rủa loài người, biến họ thành những người đầy tớ với đầy ma thuật trong tay. Họ trở thành những l'Cie được chọn của fal'Cie.
Những vết xâm là dấu hiệu mà l'Cie mang theo đè nặng lên họ những mục tiêu mà hoặc là phải hoàn thành nó hoặc là phải chịu dày vò còn hơn cái chết.

Lời nguyện cầu để cứu vãn. Niềm mong ước bảo vệ thế giới. Và là lời hứa thách thức số phận.
Sau mười ba ngày mà các số phận đã gắn chặt vào nhau, cuộc chiến bắt đầu.
"
—Phần mở đầu chính thức

Cocoon là một hành tinh rỗng ruột và lơ lửng trên bầu trời được tao ra vào khoảng mười ba thế kỷ trước bởi thánh Lindzei, và được cai trị bởi fal'Cie; người có sức mạnh và quyền lực của thần thánh. Lục địa này nằm ở tầng khí quyển của Gran Pulse, Cocoon là một sản phẩm của tư tưởng duy tâm mà các vị thần thánh ban cho, nó hoàn toàn trái ngược cái thế giới hoang vu bên dưới. Các thành phố tồn tại bên trong lớp vỏ của Cocoon với các lớp bảo vệ dày đặc xung quanh và con người ở đây bị nghiêm cấm rời khỏi Cocoon. Máy móc và những con quái vật máy được sử dụng như là hộ vệ của dân chúng hoặc khi fal'Cie phân công chúng làm gì bất kể khi nào họ muốn từ bảo vệ an ninh đến hướng dẫn viên hay đơn thuần là công cụ giải trí mà không phải cho chúng ăn uống. Dân chúng Cocoon có cơ sở để tin rằng Pulsians (cư dân ở Pulse) là những kẻ độc ác dã man, chúng muốn tiêu diệt họ và phá hủy thiên đường của họ, và Pulse là một thế giới đầy rẫy sự kinh hoàng, là địa ngục của loài người.

Vanille Pulse

Gran Pulse và Cocoon lơ lửng phía trên nó.

Gran Pulse, người dân ở Cocoon chỉ biết đến nó qua cái tên đơn giản là Pulse, là một thế giới rộng lớn nằm bên dưới Cocoon, được tạo ra bởi một người cũng có cái tên như vậy: thánh Pulse. Luôn luôn đối nghịch và chống lại fal'Cie của Cocoon, các fal'Cie của Pulse chỉ làm công việc vun bồi đất đai, gần như ít giao thiệp với loài người. Cây cối và thú vật có thể tiến hóa và phát triển thành những con quái vật với kích cỡ khổng lồ, cả thể giới này đều phải tuân theo quy luật sinh tồn tự nhiên nơi mà chỉ có kẻ mạnh nhất mới có thể tồn tại. So với Cocoon, Gran Pulse chỉ là một nơi hoang sơ với các công nghệ từ thời nguyên thủy và các con quái vật thì lang thang khắp nơi. Người dân ở Pulse cũng nghĩ rằng cái lục địa Cocoon đó toàn những kẻ xấu xa và đầy rẫy quỹ dữ, như một cái 'tổ trên không của những con rắn độc' sẵn sáng tấn công người khác bất cứ lúc nào.

Sáu thế kỷ trước, sự căn thẳng giữa Cocoon và Gran Pulse chạm đến đỉnh điểm và cuối cùng là xảy ra cuộc chiến War of Transgression. Hai người con gái của Pulse trở thành l'Cie và được ban cho sức mạnh để hóa thân thành một loại thú huyền thoại có tên là Ragnarok nhằm san bằng cũng như phá hủy Cocoon. Lúc cao trào của cuộc chiến, Ragnarok đã phá vỡ được lớp vỏ bảo vệ của Cocoon nhưng lại thất bại trong việc san bằng lục địa nổi. Cocoon đã giành được chiến thắng và đa số những người Gran Pulse đều bị tiêu diệt. fal'Cie của Cocoon đã bất ngờ tập kích Pulse để tìm nguyên liệu phục hồi những tổn thất và thiệt hại trong chiến tranh, cuộc chiến để lại cho con người những hoài nghi ngày càng mạnh mẽ về Pulse.

Cốt Truyện[]

Cảnh báo: bên dưới là những điều mà tiết lộ trước sẽ làm mất thú vị khi chơi game, chỉ nên đọc khi đã chơi qua một lần. (Bỏ qua đoạn này)

Số Phận Được Gắn Kết[]

Cocoon

Lục địa nổi, Cocoon.

Xem thêm: Datalog/The Thirteen DaysDatalog/Events.
Bodhum Purge

Lực lượng PSICOM đang thanh trừ thị trấn Bodhum.

Bị tách biệt với thế giới bên ngoài một thời gian dài, cư dân Cocoon trở nên hoang tưởng về lục địa Gran Pulse. Sanctum, tổ chức chính phủ thống trị Cocoon, đứng đầu là fal'Cie Eden và Primarch Galenth Dysley, đã đưa ra sắc lệnh bất kỳ cá nhân nào bị nghi ngờ là có liên hệ hoặc liên quan đến bất kì người hay thứ gì đến từ thế giới Pulse bên dưới đề bị trục xuất khỏi Cocoon.

Đến một ngày, bất ngờ tại nhà máy năng lượng Euride Gorge nghi ngờ là bị phá rồi bởi các Pulse l'Cie. Sáu ngày sau đó, fal'Cie của Pulse được tìm thấy tại thị trấn ven biển Bodhum. Quần chúng đều vỡ òa trong sự sợ hãi và sau ngay sau đó dân chúng Cocoon vì lệnh trục xuất toàn thể cư dân thị trấn này xuống lục địa Pulse, với sự thúc giục của Sanctum sự kiện này được gọi là Purge. Trong hai ngày tiếp theo, Đội quân của riêng của Sanctum là PSICOM đã nhanh chóng cách ly và cô lập thị trấn Bodhum, chúng bao vậy thị trấn và không cho phép một ai ra vào bất kể là cư dân hay khách du lịch, rồi ép họ lên chuyến tàu Purge. Họ bị dẫn đến một khu vực hạn chế gọi là Hanging Edge, cùng với một fal'Cie của Pulse là Anima, đang cư trú trong Pulse Vestige.

Một trong số những người trên chuyến tàu Purge là Lightning, một cựu binh sĩ của Guardian Corps, cô ta đang tim đường tới chổ của Anima để cứu em gái của mình là Serah Farron, người mà mười ngày trước đã trở thành Pulse l'Cie sau đó bị Anima bắt giữ. đồng hành với Lightning là Sazh Katzroy, một phi công lái airship với một bí mật nào đó buộc phải đuổi theo fal'Cie. Họ đã chiến đấu để dừng đoàn tàu lại để mở đường đến Hanging Edge, vì thật sự mục đích của chuyến tàu Purge là sự lưu đày người đân đến Pulse, nó do Sanctum chỉ đạo và bắt mọi người phải tin rằng việc làm này là đúng, thực sự đây chẳng khác gì tội ác diệt chủng. Trong lúc đó tại một nơi khác, Snow Villiers và những người bạn của anh ta trong nhóm nổi dậy NORA đang nổi loạn chống lại PSICOM bằng vũ lực nhằm cứu lấy Serah, vợ tương lai của anh. Hai đứa trẻ bị bắt trong lúc hỗn loạn là Hope Estheim và Vanille, bị lôi vào cuộc nổi loạn khi mà mẹ của Hope là Nora Estheim quyết định tham gia vào nhóm nổi loạn của Snow và chết trong lúc đồng hành cùng anh ta, việc này khiến cho hai đứa trẻ đuổi theo và tìm anh ta hỏi ra lẽ.

Serah crystallize

Serah chìm vào giấc ngủ trong trạng thái pha lê.

Cả năm người gặp nhau tại Pulse Vestige nơi mà họ tìm thấy Serah. Trước khi bị pha lê hóa Cô thúc giục Lightning phải cứu lấy Cocoon, pha lê hóa chứng tỏ là một l'Cie đã hoàn thành mục tiêu (Focus) của anh/cô ta. Lightning tin rằng Serah đã chết, trong khi Snow vẫn không tin điều đó, anh cho rằng cô ta sẽ tỉnh dậy vào một ngày nào đó. Quyết tìm Anima để trả thù, Lightning đã xong vào vương tọa của Anima để tiêu diệt tên fal'Cie đã gây ra kết cục đau thương đó của Serah.

Khi cả nhóm đối mặt với Anima, PSICOM đã cho phá hủy Pulse Vestige và mọi thứ đều bị phát nát. Cả nhóm bị đưa vào một khoảng không gian ảo, nơi mà thánh Pulse biến Lightning và những người đồng hành với cô thành l'Cie, rồi đưa họ vào một thứ gì đó giống như giấc mơ, ở đó họ thấy được Focus của họ là thứ gì đó có liên quan đến thủ đô Eden và Ragnarok. Sau đó họ rớt xuống khu vực Lake Bresha bên dưới nhưng họ vẫn còn sống vì Anima đã biến khu vực này thành pha lê trong cơn quằn quại hấp hối của hắn.

Ngã Rẽ[]

Bây giờ họ là những kẻ thù của chính quyền, những l'Cie mới được khắc dấu buộc phải hoàn thành Focus của họ là hủy diệt Cocoon mặc dù Snow vẫn tin rằng ý nguyện của Serah là phải cứu lấy nó. Họ quyết định trốn thoát ra khỏi cái khu vực hồ này và đến chổ có bức tượng pha lê hóa của Serah, giờ cô đã thành một khối pha lê trong cái khu vực cũng đã bị Anima biến thành pha lê này. Snow khăng khăng đòi ở lại bên cạnh Serah trong khi những người khác lại muốn tìm cách chạy thoát lực lượng PSICOM đang săn lùng họ và những người còn lại trên chuyên tàu Purge đã tẩu thoát. Nhóm chia ra vì Snow vẫn quyết định ở lại và tìm cách đào bới bức tượng pha lê của Serah lên, còn Lightning và những người còn lại mở đường chạy đến một khu vực phế tích của một thành phố cũ nằm bên bờ hồ tại đây họ tìm được một chiếc airship của lực lượng tuần tra PSICOM để lại.

Snow Shivas

Snow và the Shiva Sisters.

Sau khi xém chết dưới tay một trung đội PSICOM được cử đi để tiêu diệt anh, hai chị em Shiva Sisters hiện ra trước mặt Snow và sau đó anh ta thu phục được họ, Shiva Sister trở thành Eidolon của Snow. Cuối cùng anh bị bắt đi cùng với bức tượng pha lê của Serah bởi một Pulse l'Cie khác đó là Oerba Yun Fang và Rygdea với các thành viên khác của Cavalry, một sư đoàn trực thuộc lực lượng Guardian Corps.

Sazh lái chiếc airship mà anh đánh cắp được xông qua vòng vây và trong lúc ngồi trên airship, cả nhóm được xem một một đoạn trực tiếp tin tức phỏng vấn Galenth Dysley những chiến dịch đang tiến hành bởi lực lượng PSICOM sau khi 'thành công' trong chiến dịch Purge. Bất ngờ chiếc airship bị bắn trúng bởi PSICOM và rơi xuống khu vực Vile Peaks. Sau đó cả nhóm lại chia ra vì bất đồng ý kiến về mục tiêu của họ: Sazh và Vanille mong muốn trốn lệnh truy nã, nhưng Lightning lại có ý định trả thù bằng cái tiêu diệt Sanctum và fal'Cie Eden để điều khiển nó. Đồng hành cùng với Hope, cô quyết định băng qua khu rừng Gapra Whitewood, đến Palumpolum - quê hương của Hope, và đón tàu đi đến Eden, nơi đặt cơ quan đầu não của chính quyền Sanctum.

Lightning và Hope vượt qua khu vực còn lại của Vile Peaks, Trước sự truy đuổi gắt gao của kẻ địch và áp lực từ việc đảm bảo sự an toàn cho Hope, cô trở nên khó chịu và quát mắng Hope. Khi tưởng như gục ngã,  Eidolon Odin xuất hiện và tấn công Hope, buộc cô phải lựa chọn giữa việc thực hiện tiếp nhiệm vụ của mình hay bảo vệ cậu ta. Họ đã cùng nhau đánh bại và thu phục Eidolon, sau đó Lightning quyết định tiếp tục giúp đỡ Hope 'mạnh mẽ hơn' và như thế cả hai lại tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Hope blames Snow

Lightning và Hope ở Gapra Whitewood.

Snow và bức tượng phe lê của Serah bị mang về tổng hành dinh của lực lượng Cavalry, đó là chiếc airship mang tên LindblumTại đây, chỉ huy của Cavalry là Cid Raines  đã yêu cầu Snow hỗ trợ họ để tìm lại những l'Cie thất lạc khác và họ sẽ cũng nhau giải thoát người dân Cocoon khỏi ách thống trị của fal'Cie.

Khi băng qua khu rừng Gapra Whitewood, Lightning biết được việc mẹ của Hope đã qua đời vì lỗi lầm của Snow trong lúc vô ý. Hope nói rằng cậu ta sẽ đi theo Lightning để học kinh nghiệm chiến đấu đến khi đủ mạnh sẽ đối mặt với Snow và sẽ trả thù cho mẹ của mình, kế hoạch này được cậu gọi là 'Operation Nora', một kế hoạch lập ra để trả thù cho mẹ của cậu. Mặc dù Lightning cố gắng phân tích cho Hope hiểu rằng đó là do bọn chính quyền Sanctum giết mẹ câu chứ không phải do Snow, nhưng Hope vãn không nghe và thề là sẽ bắt Snow lẫn Sanctum phải trả giá cho cái chết của mẹ cậu. Để can ngăn hành động trả thù của Hope, Lightning đã đề nghị Hope nên nói chuyện và tham khảo ý kiến từ ba của cậu ở Palumpolum trước.

Sau khi băng qua được khu vực Vile Peaks, Sazh và Vanille đến Sunleth Waterscape và thẳng tiến đến Nautilus. Sazh thú nhận mục đích mà ông ta đến Hanging Edge là vì con của ông ta, Dajh Katzroy. Cậu bé đã bị fal'Cie Kujata biến thành một l'Cie của Sanctum trong sự kiện xảy ra ở Euride Gorge. Sazh nghi ngờ rằng Focus của cậu bé là phải phá hủy Anima khi Dajh nhìn thấy Pulse Vestige trong tiềm thức của cậu bé lúc ở Bodhum và chính điều này đã bị chính quyền Santum nhìn ra, dẫn đến sự kiện trục xuất cư dân ở đây bằng chuyến tàu Purge. Để cứu Dajh khỏi việc bị biến thành Cie'th, một loài quái vật khủng khiếp và vô thức mà các l'Cie bị biến thành vì thất bại trong Focus, Sazh đã lên chuyến tàu Purge định mệnh đó với Lightning và cố gắng giúp Dajh hoàn thành nhiệm vụ.

Sự Thật Được Tiết Lộ[]

Snow Villiers

Snow và Fang cứu Hope và Lightning.

Tới Palumpolum, Hope dẫn đường cho Lightning xuống hệ thống cống ngầm để vượt qua lực lượng quân đội đang đóng ở đây. Lightning nhận ra rằng đang chạy trốn sự thật bằng cách cho rằng Sanctum là kẻ thù của cô và kéo theo cả Hope. Cố bảo Hope nên kết thúc Operation Nora và đi nói chuyện với ba của cậu ta. Lên đến mặt đất, Lightning và Hope bị bao vây bởi lực lượng PSICOM. Cuối cùng cả hai được Snow và Fang. Cả nhóm l'Cie cảm thấy tình hình hỗn loạn nên quyết định chia nhau ra. Lightning và Fang trong một nhóm, nhóm còn lại là Snow và Hope. Fang tiết lộ rằng cô và Vanille không những là Pulse l'Cie mà còn là cư dân của Gran Pulse, họ đã nhận Focus từ rất lâu trước đây và đã hoàn thành nó cũng như là biến thành pha, nhưng vì lý do nào đó họ tỉnh giấc tại Pulse Vestige ở Cocoon vài ngày trước đây, lúc bắt đầu chuỗi sự kiện khiến cho Cocoon hỗn loạn. Fang nói với Lightning là cô và Vanille đã gián tiếp khiến cho Serah trở thành l'Cie, và rồi một ngày nào đó cô cũng sẽ tỉnh giấc sau khi bị hóa thành pha lê.

Trong lúc đó, Hope phải đối đầu với Snow vì cái chết của mẹ cậu ta, bắt Snow phải trả giá cho cái chết của mẹ cậu. Kế hoạch của cậu ta bị đổ vỡ khi cổ máy chiến đấu của PSICOM tấn công họ. Sau đó Snow cứu Hope thoát khỏi nguy hiểm bằng cách che đỡ cho cậu ta khi họ rớt từ trên nóc nhà xuống. Snow xin lỗi Hope về những gì xảy ra đối với Nora từ đó mâu thuẫn của cả hai dần nguôi đi. Fang, Lightning, Hope và Snow cùng gọp nhau, tụ họp lại và đi đến Estheim Residence (nhà của gia đình Estheim). Tại đây, vết thương của Snow dần hồi phục. Hope báo cho ba của cậu về cái chết của Nora và mối quan hệ giữa cha con họ được cải thiện.

Khi cả nhóm đang bàn tính kế hoạch để đối phó với Sanctum thì chỉ huy của PSICOM là Yaag Rosch đến cũng với lực lượng quân đội của hắn. Snow cố gắng giải thích cho chúng hiểu là họ đang bảo vệ Cocoon và yêu cầu chiến dịch Purge phải chấm dứt, nhưng Yaag Rosch kiên quyết cho rằng các Pulse l'Cie còn sống thì họ vẫn là mỗi đe dọa còn chiến dịch Purge sự mong muốn và là yêu cầu của toàn thể nhân dân ở Cocoon và vì thế họ phải bắt cho bằng được các Pulse l'Cie. Sau khi chiến đấu quyết liệt với chúng, Snow, Lightning, Hope và Fang được cứu thoát bởi Rygdea sau đó họ được mang tới airship Lindblum với sự giúp đỡ của Cid.

Jihl taunts Sazh

Jihl tiết lộ sự thật của Vanille cho Sazh biết.

Sazh và Vanille tới Nautilus. Tại đây họ xem tin tức về sự kiện xảy ra ở Palumpolum trên một màn hình lớn và tham dự vào buổi trình diễn Pompa Sancta, đó là một vở kịch về War of Transgression được trình diễn bằng những hình ảnh không gian ba chiều. Mệt mỏi vì phải trốn chạy, Sazh muốn ra đầu hàng chính quyền và mong được gặp lại con trai mình lần cuối. Vanille phản đối việc đó và muốn tiết lộ hết sự thật. Nhưng Jihl Nabaat là người chỉ huy tối cao của PSICOM cùng một trung đội PSICOM đã tìm được họ, chúng mang theo cả Dajh đi cùng. Sau khi gặp lại Sazh, Dajh biến thành pha lê vì Focus của cậu bé là phải bắt giữ được Pulse l'Cie đã được hoàn thành. Jihl cho họ xem những đoạn phim về sự kiện Euride Gorge và tiết lộ toàn bộ sự thật đằng sau: Dajh bị biến thành l'Cie là hậu quả của việc Vanille cùng với Fang có ý định hãm hại fal'Cie Kujata.

Trong cơn giận dữ, Sazh đe dọa sẽ giết Vanille, dẫn tới sự xuất hiện Eidolon của ông ta là Brynhildr, với sự trợ giúp của Vanille, ông đã thu phục được nó. Đau khổ tột cùng, Sazh muốn tự vẫn bằng cách tự bắn vào đầu mình nhưng không được vì lính của PSICOM đã bắt giam ông ta cùng Vanille. Họ bị đem lên chiếc airship có tên là Palamecia, và cả hai sẽ được đưa về Eden để hành hình. Trong tù, Vanille tiết lộ Sazh biết về nguồn gốc của mình: cô và Fang trở thành l'Cie để chiến đấu với Cocoon trong trận chiến lịch sử War of Transgression và bị pha lê hóa sau khi kết thúc cuộc chiến tại Pulse. Mười hai ngày trước khi xảy ra sự kiện Purge họ tỉnh giấc tại Cocoon nhưng Fang bị mất hoàn toàn kí ức về Focus trước đây của họ. Không muốn bất kì người nào bị họ làm hai nữa, Vanille đã nói dối rằng cô cũng mất hết ký ức và luôn luôn tìm cách chạy trốn số phận định sẵn của mình.

Garens Daislir2

Galenth Dysley lúc ở Palamecia.

Biết được việc Sazh và Vanille bị bắt giữ, Lightning và cả nhóm quyết định sẽ cứu họ với sự trợ giúp của Cid và lực lượng Cavalry. Họ lên được chiếc airship Palamecia bằng chiếc phi cơ của PSICOM mà họ cướp được, nhưng kế hoạch của họ bị phát hiện. Sazh và Vanille chạy trốn khỏi buồng giam, lấy lại được vụ khí và đánh nhau để mở đường máu chạy thoát. Cả nhóm l'Cie gặp lại nhau tại ngã rẽ bên ngoài airship Palamecia, sau đó họ cưỡi trên một con rồng bay (wyvern) của lực lượng PSICOM để tới buồng lái. Tại đây họ gặp Galenth Dysley. Hắn đã giết chết Jihl và toàn bộ thủy thủ trên chiếc airship. Bác bỏ giả thuyết của nhóm Lightning rằng hắn ta là một l'Cie, Dysley tiết lộ, hắn chính là fal'Cie Barthandelus, người đứng đầu Sanctum và là chủ nhân của Cocoon.

Sau khi bị nhóm l'Cie đánh bại, Barthandelus tiết lộ về Focus của nhóm Lightning đó là trở thành Ragnarok và tiêu diệt Orphan, là một fal'Cie mà sức mạnh của hắn là tổng hợp sức mạnh của toàn bộ các fal'Cie trên Cocoon. Sức mạnh đó là là sức mạnh đã làm cho Cocoon lơ lửng trên bầu khí quyển của Pulse mà không bị rơi xuống. Barthandelus còn tiết lộ thêm, Focus của Serah khi trước là tập hợp những những người bọn họ lại để trở thành l'Cie từ đó họ sẽ tiêu diệt Cocoon, mọi việc suyết tí nữa bị Snow phá hoại. Barthandelus bỏ đi bằng chiếc máy bay Menrva của hắn, con cú của hắn chính là Menrva. Cả nhóm bắt đầu bỏ chạy, tránh khỏi sự truy đuổi của Yaag Rosch trên chiếc The Proudclad, và sau cùng họ chạy đến được Fifth Ark nằm ẩn bên dưới thành phố Eden. Fang và Vanille nhắc đến một truyền thuyết có liên quan đến Arks, xưởng khí giới và là nơi đào tạo luyện tập dành cho các l'Cie.

Cid Raines Final Form

Cid reveals the truth in the Fifth Ark.

Sức mạnh của l'Cie được đánh thức toàn bộ và mãnh liệt bên trong Ark và họ đã đối mặt với Cid Raines, anh ta tiết lộ rằng bản thân anh ta là một Sanctum l'Cie và mỗi một hành động của l'Cie đểu được sắp đặt trước bởi Barthandelus. Anh ta giải thích rằng các fal'Cie đều mong muốn phá hủy Cocoon để triệu hội Maker, người đã tạo ra cả fal'Cie lẫn các hành tinh. Cid tấn công cả nhóm để ngăn chặn họ phá hủy Cocoon, nhưng cuối cũng bị đánh bại và biến thành pha lê mặc dù anh ta không hoàn thành Focus của mình.

Tiếp tục tiến tới, cả nhóm đã đi vào ngõ cụt. Snow quyết định làm theo tấm gương của Cid là quên đi Focus của họ và hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của Serah là cứu lấy Cocoon. Trong khi mọi người đều đồng ý thì Fang lại phản đối và trở mặt với họ, cô cho rằng cả nhóm muốn cứu lấy Cocoon nhưng cô không thể làm như vậy được, cô sẽ bất chấp tất cả để hoàn thành Focus của cả nhóm là phải hủy diệt Cocoon còn hơn là nhìn thấy những người bạn của mình biến thành các Cie'th vì không thực hiên Focus của họ. Lúc này, do cơn xúc động đã kích hoạt sức mạnh của Fang và Eidolon Bahamut của cô xuất hiện. Cả nhóm không bỏ rơi cô và giúp cô thu phục nó, dù không đồng ý nhưng Fang miễn cưỡng làm theo kế hoạch của nhóm quyết định. Cả nhóm khám phá ra một lối đi mới do Bahamut mở ra và cuối con đường là một chiếc airship của người Pulse, họ dùng nó để bay vào cổng đến Gran Pulse, lục địa rộng lớn phía dưới Cocoon.

Vùng Đất Bí Ẩn[]

Chiếc airship bị tấn công bởi một con rồng bay (wyvern) hoang dã trên bầu trời Pulse, nhờ Bahamut cả nhóm rơi xuống thung lũng Vallis Media. Cả nhóm tìm cách để xóa đi hình xâm l'Cie của họ nhưng ở đây không có dấu hiệu nào của sự sống con người tồn tại. Con Chocobo Chick của Sazh cảnh báo với cả nhóm việc hình xâm l'Cie của Hope đang phát triển và sáng lên khiến cho cậu ta ngất đi. Họ đem Hope về trại còn Vanille để nghị là cả nhóm nên đến Oerba, quê hương của cô và Fang. Hope tỉnh dậy và nói với họ rằng cậu ta nên ở lại đây nhưng lúc này Eidolon của Hope là Alexander được triệu hồi, với sự giúp đỡ của mọi người, cậu ta đã thu phục được nó. Sau khi Hope được ban cho sức mạnh mới, cả nhóm đều tin rằng mục đích của các Eidolon là ban cho các l'Cie hy vọng thay vì giải thoát họ bằng cái chết.

Fang Vanille Mah'habara

Fang assures Vanille they now have a new family.

Tim ra còn đường để đến Archylte Steppe, cả nhóm bắt đầu hành trình để đến làng Oerba. Trên đường đi, Vanille nói rằng cô ta đã trở thành Ragnarok trong cuộc chiến War of Transgression và phá hủy lớp bảo vệ của Cocoon trong Focus trước đây của cô. Khi đi ngang qua Mah'habara Subterra, Fang đã nói dối về việc cô ta nhớ lại Focus trước đây của mình để trấn an Vanille. Fang tự nhận là mình mới chính là người đã trở thành Ragnarok và tấn công Cocoon. Vanille cố gắng không chấp nhận điều đó nhưng cú sốc đó đã không thể trấn an được và điều đó khiến cho Eidolon của cô ta là Hecatoncheir xuất hiện, nó xác nhận mọi nghi vấn của Fang. Vanille và Fang cùng đánh bại và thu phục nó, sau những gì được tiết lộ, Vanille đã chấp nhận với định mệnh của mình và kiên quyết không trốn tránh nó nữa.

Các nhóm đi qua khu hầm mỏ Mah'habara và tận dụng khả năng của fal'Cie Atomos để đến Sulyya Springs. Tại đây, Vanille nhận ra rằng Barthandelus đã gạt họ về Focus của Serah và nghĩ rằng cô ta đã hoàn thành Focus để trở thành pha lê bằng cái cách như Cid đã từng làm. Họ đến Taejin's Tower, một tọa tháp máy móc sụp đổ nơi fal'Cie Dahaka đang cư ngụ. Các Menhirrim ở đó đã giúp họ tiêu diệt fal'Cie côn đồ này và đưa họ lên tầng trên cùng của tháp, từ đây, họ dùng một con lăn để trượt xuống con dốc phía trước làng Oerba. Họ tìm thấy ngôi làng được phủ bởi những mảnh pha lê như tuyết và những Cie'th đang sống ở đó. Ở cuối đường rây tàu hỏa bị sụp đổ, Cả nhóm bị sống khi thấy Serah ở đó.

Barthandelus Second Form

Trận chiến với Barthandelus lần thứ hai.

Serah cầu khẩn cả nhóm hãy trở thành Ragnarok và tiêu diệt Orphan, nhưng họ đã từ chối cô. Cố ta lập tức hiện nguyên hình chính là Barthandelus hóa thành. Hắn giải thích nguyên nhân hình thành Cocoon: các fal'Cie mong muốn triệu hồi Maker thì phải hy sinh một cái gì đó đủ lớn để thu hút sự chú y của Maker và cái chết của cư dân Cocoon là một hy sinh đủ lớn để náo động những thứ "to lớn phía sau" nó tỉnh giấc. Cả nhóm lại chiến đấu với Barthandelus một trận nữa, để tiêu diệt kẻ tàn ác vô nhân đạo này.

Sau khi đánh bại hắn, Barthandelus huênh hoang rằng không bao giờ các cư dân Cocoon lại chiến đấu bên cạnh nhóm của Lightning. Hiện nay Cid đã được hồi sinh và trở thành Primarch mới. Hắn cảnh báo rằng, lực lượng Cavalry đang chuẩn bị tiến hành tấn công để tiêu diệt Orphan với niềm tin là điều đó sẽ giải thoát Cocoon khỏi sự thống trị của fal'Cie. Hiện này họ có hai lựa chọn: chính họ sẽ tiêu diệt Orphan hoặc để cho người dân Cocoon làm việc đó. Sau đó Barthandelus để lại cho cả nhóm một chiếc airship có khả năng bay về Cocoon, bản thân hắn đi trước để quan sát màn kịch lớn do hắn dựng nên. Cả nhóm tìm được một ghi chép về kết quả cuộc chiến War of Transgression: nguyên nhân mà Fang không thể tiêu diệt được Cocoon là vì nữ thần Etro đã can thiệp và biến cả Vanille lần Fang thành pha lê trước khi họ có thể thực hiện được ý đồ của mình. Sau đó, tượng pha lê của Vanille và Fang được đặt bên trong Pulse Vestige, Barthandelus đã đem Vestige về Cocoon để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình là phá hủy Cocoon khi họ thức dậy. Thế là cả nhóm quyết định lên đường trở về Cocoon để cứu Orphan hoặc sẽ liều chết. Họ lái airship và sử dụng cánh cổng dịch chuyển tầng khí quyển của Pulse để trở về Cocoon.

Vây Hãm Eden/Đô Thành Sụp Đổ[]

Return to Eden

Nhóm l'Cie trở về Cocoon.

Cả nhóm xông vào Eden bằng cách cưỡi trên lưng các Eidolon của họ, gây ra sự hỗn loạn trong một cuộc thi đấu đua xe, lực lượng PSICOM cùng với quân Guardian Corps địa phương phải huy động toàn bộ lực lượng của họ để chiến đấu. Barthandelus sử dụng cổng dịch chuyển để di chuyển các quái vật của Pulse và các người máy từ Gran Pulse, Fifth Ark vào thành phố, gây ra sự hỗn loạn chưa từng thấy. Nhóm của Lightning chiến đấu với các binh lính và quái vật để xông vào trong khi lực lượng Cavalry cũng đã xâm nhập thành công vào phòng của Primarch. Tại đây, Cid - đã không còn là nô lệ của Barthandelus, đã khuyên Rygdea rằng hành động của hắn sẽ làm cho Cocoon trở thành bình địa. Theo lời yêu cầu của Cid, Rygdea đã bắn chết Cid, để kết thúc sự đau khổ của anh ta, sau đó chỉ huy lực lượng Cavalry tấn công vào nơi ở của Orphan tại Edenhall, nơi tập trung sức mạnh của Sanctum.

Người dân trong thành phố di chuyển đến Edenhall để trú ẩn, tại trung tâm thành phố, nhóm Lightning nhìn thấy những mạnh pha lê nhỏ mong manh rơi xuống, thứ mà Barthandelus nói với họ rằng đó là những mãnh vỡ linh hồn của những người đã chết và sự xuất hiện của chúng là dấu hiệu báo rằng Door of Souls đã mở. Điều đó đồng nghĩa với việc Maker chắc chắn sẽ trở lại, hắn còn nói rằng hắn đã giữ trong tay những người mà cả nhóm thương nhất. Các chiến binh Calvary và PSICOM ở khu vực xung quanh đó đột nhiên bị biết thành các Sacrifice Cie'th, hậu quả Barthandelus gây ra cho họ mà không hề cho họ một Focus nào. Cả nhóm lại gặp Yaag Rosch và phải đánh nhau với hắn. Sau khi đánh bại hắn hai lần, hắn quyết định giúp cả nhóm bằng các lệnh cho binh lính của hắn giải tán không săn tìm các l'Cie nữa và cho hy sinh bản thân để cho nổ Proudclad nhằm chắc chắn rằng cả nhóm không bị truy đuổi vào trong Orphan's Cradle, một hành đồng can đảm xứng đáng là một chỉ huy tối cao của Cocoon.

Bên trong Orphan's Cradle, cả nhóm nhìn thấy nhóm còn lại của lực lượng Calvary bị biến thành Cie'th. Chịu sự điều khiển của fal'Cie Eden, chúng tập trung ở Narthex - nơi nghỉ ngơi của Orphan. Barthandelus phá hủy các bức tượng pha lê của Serah và Dajh rồi ra lênh cho cả nhóm phải thực hiện sứ mạng của họ là tiêu diệt Orphan, nhằm cắt đứt nguồn năng lượng hoạt động của Cocoon khiến nó rơi xuống mặt đất bên dưới. Nhưng tất cả những hình ảnh đó chỉ là do ảo giác của Barthandelus tạo ra. Khi đã tỉnh táo, cả nhóm bắt đầu trận đánh với Barthandelus, khi tiêu diệt được hắn, trong cơn quằn quại đau đớn, Barthandelus chìm dần vào bồn chất lỏng bên dưới. Menrva lao vào bồn chất lỏng đó khiến cho Barthandelus trong hình hài là mốt vỏ bọc bảo vệ fal'Cie Orphan bên trong.

Orphan 1

Trận chiến với hình dạng kết hợp giữa Barthandelus và Orphan.

Cả nhóm chiến đấu với Barthandelus trong hình dạng Orphan, nhưng thất bại trong việc tiêu diệt hắn. Barthandelus cản thấy dần nản chí, đánh tiết lộ lý do vì sao các fal'Cie tạo ra l'Cie: Mỗi fal'Cie được tao ra bằng mục đích được xác định trước của Maker và được ban cho một sức mạnh có giới hạn để hoàn thành nhiệm vụ được đề ra với họ, nhưng sức mạnh của con người là vô hạn để trở thành bất cứ thứ gì họ muốn bằng chính sức mạnh đó, một sức mạnh có thể đạt tới múc gần ngang bằng các fal'Cie. Vị lý do này các fal'Cie tạo l'Cie để chia sẽ sức mạnh vốn có trong mỗi con người.

Orphan tra tấn Vanille để buộc Fang biến thành Ragnarok. Cảm thấy không còn lối thoát nào cho họ, Fang chấp nhận điều đó nhưng những người còn lại ngăn cản cô. Cô đã áp chế tất cả họ, khiến cho tất cả trừ cố và Vanille biến thành Cie'th. Fang bị tấn công bởi những Cie'th đã mất đi ý thức, họ toàn là những người đồng hành cùng cô, điều đó làm kích hoạt sự biến thân thành một phiên bản không hoàn chỉnh của Ragnarok. Ragnarok của Fang không thể tiêu diệt Orphan; chỉ có lớp vỏ của hắn bị hao mòn trước khi Fang trở lại hình hài của con người. Orphan hồi sinh cho Fang và tra tấn cô để làm cho cô hóa thân thành Ragnarok một lần nữa, Vanille cũng không giúp được gì ngoài đứng nhìn trong vô vọng. Trong khi đó, ý thức và sức mạnh của Lightning, Snow, Sazh, Hope đã dần phục hồi và những ký ức của họ về chuyến hành trình của cả nhóm đã sống lại, qua đó họ tin rằng hình hài Cie'th nãy giờ của họ chỉ là ảo giác của fal'Cie. Vanille đã sẵn sàng để đối chọi với Orphan, những người khác đã tung phép thuật vào Orphan và cứu Fang thoát khỏi sự tra tấn của fal'Cie, Orphan chìm dần xuống bồn chất lỏng.

Sau khi tự ban cho mình Focus là cứu lấy Cocoon chứ không phải là phá hủy nó, hình xâm l'Cie của cả nhóm đều cháy lên. Hình hài thật sự của Orphan nổi lên từ bồn chất lỏng, và nói rằng nó cũng mong muốn như Barthandelus là triệu hồi Maker, mặc dù điều đó đồng nghĩa với việc nó sẽ chết. Tin rằng sẽ phá hủy Cocoon, nhưng cả nhóm sẽ cứu được Cocoon, cả nhóm quyết định tấn công Orphan và tiêu diệt nó.

Bình Minh của Thời Đại Mới[]

CrystalizedCocoon

Cocoon bị pha lê hóa bởi Ragnarok.

Orphan kéo theo đó là nguồn năng lượng khiến Cocoon lơ lửng trên bầu khí quyển đã mất hết, Cocoon bắt đầu rơi xuống bề mặt Gran Pulse. Nhận ra là cả nhóm bị đưa trở lại Eden, Lightning và những người còn lại bay lên không trung và bắt đầu bị pha lê hóa trong lúc đó Fang và Vanille chọn cách hy sinh thân thể của mình để cùng nhau triệu hồi Ragnarok thật sự. Ragnarok tạo nên một cột dung nham cắm sâu vào bề mặt Cocoon và giảm dần tốc độ rơi của nó. Ragnarok biến cột dung nham thành pha lê từ việc tập hợp các mảnh pha lê của làng Oerba, để cho cột pha lê (Crystal Pillar) khổng lồ đó chống đỡ Cocoon khoảng không giữa Cocoon và Pulse. Focus của họ đã hoàn thành, Lightning, Hope, Sazh và Snow bị pha lê hóa trên mặt đất của lục địa Gran Pulse.

Do một sức mạnh nào đó không rõ, Lightning thức tỉnh trở lại từ giấc ngủ pha lê hóa. Họ nhận ra là hình xăm l'Cie của họ đã biến mất, cả nhóm tụ họp lại với sự xuất hiện của Serah và Dajh đã sống lại với hình hài con người. Trong lúc đó, những người dân Cocoon còn sống sót cũng tập họp lại xung quanh các binh sĩ, cả đám bọn họ lần đầu tiền được tận mắt nhìn thấy Gran Pulse, Hope đang cảm thương cho số phận của Fang và Vanille, họ vẫn còn trong trang thái pha lê hóa trong khi Lightning dành những lời chúc mừng cho đám cưới của Serah và Snow. Trong lòng cây cột pha chống đỡ giữa Cocoon và Gran Pulse, bức tượng pha lê của Vanille và Fang vẫn ở đó, vẫn nắm chặt tay nhau, vậy là Focus của họ đã được hoàn thành.

Tiểu Thuyết Trên Mạng[]

Website chính thức bằng tiếng Nhật của nhà sản xuất tiết lộ một cuốn tiểu thuyết có tựa Final Fantasy XIII Episode Zero -Promise- bao gồm một loạt những mẫu truyện ngắn được viết bỏi Jun Eishima, kể về những sự kiện trong game. Câu truyện đầu tiên có tên là "Encounter" tạm dịch là "Cuộc Chạm Trán", tập trung kể về việc Serah trở thành Gran Pulse l'Cie ở Cocoon một thời gian dài. Mẫu truyện thứ hai có nhan đề "Stranger" tạm dịch là "Người Lạ Mặt", kể về thời khắc Vanille và Fang thức dậy từ trạng thái pha lê hóa, cũng như sự hòa nhập vào đời sống Cocoon của họ. Mẫu truyện thứ ba, "Family" tạm dịch là "Gia Đình", kể về Sazh và con trai của ông, Dajh, cùng với chi tiết về việc Sazh nuôi con Chocobo Chick và việc Dajh đã rơi vào tay của Sanctum như thế nào.

Mẫu truyện thứ tư, "Search" có nghĩa là "Tìm Kiếm", kể chi tiết về việc Vanille và Fang chia tay nhau, Fang chạm trán với Cid Raines và gia nhập lực lượng của anh ta để tìm lại Vanille. Phần thứ năm của tiểu thuyết có tên là "Friends" tức là "Những Người Bạn", tập trung và cuộc sống của Hope Estheim cùng với gia đình, bạn bè của cậu trước khi xảy ra cái chết của mẹ cậu. Mẫu truyện thứ sáu, nhan đề "Present" - "Món Quà", có nội dung xoay quanh việc Snow mua chiếc vòng đính hôn và Serah tìm mua món quà sinh nhật cho Lightning. Mẫu truyện cuối cùng, có tên "Tomorrow" tạm dịch là "Ngày Mai" đem chúng ta trở về sáu thế kỷ trước, khi mà Fang và Vanille chuẩn bị trở thành l'Cie trong cuộc chiến War of Transgression và về sự kiện Vanille chuẩn bị lên chuyến tàu Purged để đến Gran Pulse.

Âm Nhạc[]

FFXIII LE OST

Bộ đĩa soundtrack phiên bản phát hành có giới hạn.

Bài viết chính: Final Fantasy XIII: Original Soundtrack

Masashi Hamauzu, một trong nhưng nhà soạn nhạc của Final Fantasy X: Original Soundtrack cũng chính là nhà soạn nhạc của Dirge of Cerberus -Final Fantasy VII- Original Soundtrack, là tác giả chính trong các tác phẩm âm nhạc trong Final Fantasy XIII. Bản nhạc có lời chủ đề của game có tên là "Kimi ga Iru Kara" ("Because You're Here"), Được trình bày bởi ca sĩ J-pop Sayuri Sugawara. Nobuo Uematsu ban đầu được thông báo sẽ sáng tác ca khúc chủ đề chính có lời cho game, nhưng sau đó công việc hoàn toàn được giao lại cho Hamauzu sau khi được điều chuyển sang đội ngủ phát triển Final Fantasy XIV.[4]

Bộ soundtrack tiếng nhất được phát hành vào ngày 27 tháng 1, 2010 với hai phiên bản khác nhau. Bản chuẩn gồm bốn đĩa trong khi bản phát hành có giới hạn có thêm "CD kịch" được do nhà soạn kịch Motomu Toriyama viết.

Trong các phiên bản phát hành ở phương tây, Leona Lewis là ca sĩ trình diễn ca khúc chủ đề bằng tiếng Anh có tên "My Hands". Yoshinori Kitase giải thích về quyết định sử dụng hai ca khúc khác nhau là vì sự khó khăn khi dịch lời ca "Kimi ga Iru Kara" sang tiếng Anh, vì vậy "My Hands" được chọn làm ca khúc chủ đề tiếng Anh bởi lời nhạc rất hợp với cốt truyện trong game.[5] Trong các phiên bản phát hành ở phương tây, ca khúc "Eternal Love" được thay thế bằng "Serah's Theme".

Phát Triển[]

FFXIII PS2 version2

Snow và Nora ở Hanging Edge trong bản beta PS2.

Trên tạp chí Famitsu, Kitase đã tiết lộ một bản vẽ chỉ tiết về dự án Final Fantasy XIII trong năm 2004 khi mà đội ngũ thực hiện Final Fantasy X-2 International đang trong giai đoạn chạy nước rút để hoàn thành game trên. Final Fantasy XIII theo kế hoạch ban đầu được sản xuất cho hệ máy PlayStation 2, nhưng nhóm phát triển đã quyết định chuyển sang hệ PlayStation 3 kể từ tháng 5 năm 2005 trở đi[6] và cả nhóm phải khởi động lại dự án từ mớ hỗn độn của dự án cũ trên PS2. Việc phát triển Final Fantasy XIII được tiến hành vào thời điểm mà Square Enix bắt đầu chuyển sang các máy chơi game thế hệ mới, do họ thấy trước được việc trong tương lai gần sẽ xuất hiện đồng loạt các hệ máy chơi game mới. Game bang đầu được phát triển với một dự án có tên là "COLORS WORLD".[7]

Final Fantasy XIII chỉ được phát triển trên hệ máy PlayStation 2 vào lúc mới bắt đầu dự án, nhóm phát triển chỉ tập trung vào việc phát triển cốt truyện vào tạo ra các địa danh. Nhóm làm việc của Final Fantasy XIII đã thay đổi dự tính về hệ máy console khi được giao làm một demo kỹ thuật Final Fantasy VII cho PlayStation 3; và kết quả của bản demo đã hứa hẹn với người hâm mộ rằng Final Fantasy XIII cũng sẽ được chuyển sang PS3.[8] Ý tưởng ban đầu khi kế hoạch được khởi động là game sẽ có một hệ thống chiến đấu action-base.[9]

Dự án phát triển game được chỉ đạo bởi Yoshinori Kitase cũng như những thành viên chủ chốt đã từng cùng nhau phát triển Final Fantasy XFinal Fantasy X-2, thêm vào đó là một vài cá nhân đã từng tham gia phát triển Final Fantasy XV (lúc đó có tên là Final Fantasy Versus XIII) cũng tham gia hỗ trợ nhóm phát triển.

Final Fantasy XIII được viết trên nên engine Crystal Tools bắt đầu từ khi game được định hướng sẽ phát hành cho hệ máy PlayStation 3. Đây cũng chính là tựa game đầu tiên công bố sẽ phát hành cho PlayStation 3 và cũng là một thách thức lớn cho cả đội ngũ làm việc khi đôi lúc họ gặp phải khó khăn trong việc lập trình game với một hệ máy mới.[9] Chẳng hạn như hình bị bể khung hay bể thành từng viên gạch, Square quyết định sẽ phát triển một bộ kit mới để phục vụ cho việc sản xuất các game sau này, và nó được gọi là Crystal Tools.

FFXIII fire

Reveal trailer with a mock up battle menu with battles taking place on the field map.

Bối cảnh cốt truyện của Final Fantasy XIII là "một thế giới viễn tưởng trong tương lai" và "con người chiến đấu chống lại số phận."[10] Ý tưởng chung cho hệ thống chiến đấu là duy trì hệ thống chọn lệnh như truyền thống, nhưng phải tạo ra một trận đánh giống như trong phim Final Fantasy VII: Advent Children. Theo lời đạo diễn hình ảnh Isamu Kamikokuryo, có một vài khu vực trong game được xây dựng một cách không chính thức, từ căn cứ bí mật của nhóm NORA, cho tới nhà của Lightning cũng như là sở thú, đều bị cắt khỏi cốt truyện của game bởi vì thời lượng của game đã quá dài và khối lượng để người chơi trải nghiệm quá nhiều. Kamikokuryo nói thêm là những phân cảnh và ý tưởng bị cắt đi đó đủ để làm một tựa game khác. Ít lâu sau, các hacker đã phát hiện ra nhưng phối cảnh của khu vực có tên là Seventh Ark trong các tập tin dữ liệu của game.

Final Fantasy XIII lần đầu tiền được giới thiệu tại E3 2006. Bắt đầu từ đó, hệ thống chiến đấu được thay đổi nhiều lần. Trong trailer đầu tiền góc máy quay lướt rất nhanh và Lightning có kỹ năng điều khiển trọng lực, đó là một phần của gameplay, để có thêm một thứ gì đó mang tính hành động hơn và mang chất điện ảnh hơn các phiên bản trước. Trong bản demo chơi thử, màn chuyển cảnh vào trận đánh gần như là nổ ra và đấu trường rất giống với môi trường mà trận đầu bắt đầu, không giống như các game trước đây khi mà sự khác nhau giữa môi trường dẫn đến trận đánh và khung cảnh đấu trường khác nhau một cách rõ rệt.

Tại E3 2008 nhà sản xuất tiết lộ rằng Final Fantasy XIII sẽ được phát hành cho hai hệ máy Xbox 360 và PlayStation 3 tại Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng chỉ phát hành cho hệ máy PlayStation 3 ở Nhật. Bản demo của Final Fantasy XIII được phát hành cùng thời điểm với Final Fantasy VII: Advent Children Complete ở Nhật vào ngày 14 tháng 4 chỉ dành riêng cho máy PlayStation 3. Bản demo này chỉ là một phần chơi ngắn ngủi của game, nó giúp cho người thử nghiệm có thể trải nghiệm được hệ thống chiến đấu của trò chơi, trong đó có chưa nội dụng tóm tắt về Cocoon và l'Cie. Chỉ có Lightning và Snow là có thể điều khiển được, còn Sazh, Lebreau và Gadot thì hỗ trợ họ trong trận đánh. Bản demo không được phát bên ngoài phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.

FFXIII-Prerelease-Battle

Early battle HUD.

"Re: Final Fantasy XIII" là một DVD quảng cáo được phát hành bởi Square Enix tại Nhật Bản vào ngày 13 tháng 12 năm 2008, để quảng bá về nhưng game trong dự án Fabula Nova Crystallis: Final Fantasy sắp được ra mắt. Đĩa này có cả những đoạn trailer như lời chú thích là chưa bao giờ được thấy, cũng với những đoạn trailer hiếm được thấy tại sự kiện kỉ niệm DKS3137. Đĩa DVD có thời lượng khoảng 50 phút và trong đó bao gồm cả cái nhìn chân thực nhất về gameplay của Final Fantasy XIII. Ngoài ra DVD còn quảng bá cho bộ phim Final Fantasy VII: Advent Children Complete, game Dissidia Final Fantasy, và các đoạn phim về các tựa game không phải là Final Fantasy khác của Square. Bản demo thứ hai được giới thiệu Final Fantasy XIII Premiere Party và Tokyo Game Show trong tháng 9 năm 2009. Demonày giới thiệu về hệ thống summon (triệu hồi) cũng như là hệ thống Paradigm Shift. Và cũng như lần trước, chỉ có Lightning và Snow là có thể điều khiển được trong trận chiến, trong khi Sazh, Vanille, và Hope chỉ là nhân vật hỗ trợ trong nhóm.

Một bức ảnh chụp trong game của phiên bản trên hệ máy Xbox 360 mà Square Enix công bố dùng để so sánh với hình ảnh trên hệ máy PlayStation 3 được phát tán rông rãi, nhưng thực tế đó là một tấm ảnh chụp từ phiên bản trên hệ máy PlayStation 3 nhưng lại để logo của Xbox 360 phía trên. Square Enix đã xin lỗi về điều đó và nói rằng đó là một sự hiểu lầm. Sau đó, họ mới thật sự công bố tấm ảnh screenshot của Xbox 360. Bản trên Xbox 360 chạy với độ phân giải 576p (các phim cắt cảnh là 576p), trái ngược với bản trên PlayStation 3 với độ phân giải 720p (phim cắt cảnh là 1080p), nhưng cả hai bản đều có thể chỉnh độ phân giải lên đến 1080p.

Tương tự như Final Fantasy X, Final Fantasy XI, và Final Fantasy XII, ngôn ngữ trong Final Fantasy XIII chỉ có tiếng Anh và tiếng Nhật với phụ đề được tùy chỉnh tùy vào khu vực phát hành.

Khó Khăn Trong Phát Triển[]

Sau khi game được phát hành, Square Enix tiết lộ rằng việc phát triển Final Fantasy XIII' là một thử thách khó khăn và gặp phải những vấn đề khó giải quyết giữa các bộ phận trong từng phân cảnh game với nhau. Final Fantasy XIII có một khối lượng nhân sự tham gia đông đảo nhất so với các phiên bản trước của series Final Fantasy, với một vài vị trí cùng lúc phải thực hiện phối hợp với bên nhóm phát triển Final Fantasy XV (trước đây tên là Final Fantasy Versus XIII). Vào lúc cao trào nhất là 200 người được điều động để làm việc, với 180 họa-nhạc sĩ, 30 lập trình viên và 36 nhà thiết kế game.[11] Theo như số báo tháng 10 năm 2010 của tạp chí Game Developer[12], một vấn đề lớn xảy ra trong việc phát triển game là không nhìn thấy gì hoặc các khung hình trong game bị vỡ. Trò chơi được thông báo chính thức vào năm 2006, nhưng trailer tại E3 chỉ đơn thuần là những ý tưởng, khái niệm về game và nhóm phát triển chưa tạo ra bất cứ thứ gì có thể chơi được, điều này đã dẫn đến sức ép cho nhóm phát triển về việc định hình hệ thống chiến đấu cho game. Rắc rối hơn nữa là nhân sự bị chia ra thực hiện phát triển engine đa nên Crystal Tools của Square Enix nhằm khắc phục như sự cố không tương thích mà engine cũ gây nên. Nhóm phát triển đã sai lầm khi cố gắng điều chỉnh lịch trịch và thời gian biểu cho từng dự án nhỏ của họ cho hợp lý cũng như đã tốn một khoảng thời gian khá lớn để giải quyết các yêu cầu khác, cuối cùng họ cũng không thể nào xác định rõ là mục đích cuối cùng của họ là gì. Điều đó đã tạo nên sự bế tắc giữa nhóm phát triển engine và phát triển game; Nếu engine không được hoàn tất thì game cũng chẳng thể nào hoàn thành được.

Là một dự án game lớn Square Enix muốn giữ mọi thông tin chi tiết về game bí mật, nhưng điều này khiến cho giới game thủ quốc tế tiếp cận và thử nghiệm game rất trễ, Điều này làm cả nhóm càng thêm quyết tâm chiếm được cảm tình của người hâm mộ tại các quốc gia phương Tây. Nhóm phát triển luôn quan tâm đến những phản hồi xây dựng từ thị trường Bắc Mỹ và Châu về việc các game JRPG thường có cốt truyện tuyến tính và các trận chiến sử dụng lệnh; nhóm phát triển đã thử nhiệm cách thức phát triển game của phương Tây và các sản phẩm quốc tế nhằm tìm ra phương pháp thích hợp nhất để sử dụng trong việc phát triển Final Fantasy XIII.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, cả nhóm đã đi quá sâu vào phần phát triển và đã quá trễ để tiếp nhận và làm hài lòng những sự phản hồi. Bất chấp những việc đó, cả nhóm đã cố gắng làm thay đổi một chút gì đó có thể, but also led to conflicts because the development team didn't receive clear instructions on whether to force certain changes into an already tight schedule. Much of the feedback which was unable to be included in Final Fantasy XIII, was later used when developing Final Fantasy XIII-2.[11]

Ff13snowbattle demo

Demo gameplay.

Tổng thể các chức năng đầy đủ của game vẫn chưa được tiết lộ cho đến khi ra mắt bản demo cùng thời điểm với Final Fantasy VII: Advent Children Complete, bởi những khâu cuối trong giai đoạn phát triển vẫn còn đang thực hiện. Nhóm vẫn còn một số điều chỉnh cần thiết nhằm phục vụ cho bản demo ra mắt. Nhưng sao khi hoàn thiện, cả nhóm đã có trong tay một bản game sơ bộ có thể chơi được, một bản game có thể nói là đạt đúng tiêu chí của ban lãnh đạo và phần nào giải quyết được một số góp ý phản hồi từ người hâm mộ. Trước khi tung ra bản demo, rất nhiều các chức năng được tạo ra nhưng không có một kế hoạch nào về việc nhưng chức năng nào sẽ được đưa vào bản chính thức. Với một bản demo truyền tải hết những chức năng đó, cả nhóm sẽ nhận các phản hồi để làm gợi ý nhằm quyết định những chức năng nào sẽ được sử dụng cho bản chính thức.


Mất Mát Nhân Lực[]

Sự khó khăn trong dự án phát triển Final Fantasy XIII đã dẫn đến sự ra đi của một vài thành viên trong nhóm sản xuất, họ đã rời khỏi Square Enix trong lúc phát triển hoặc trong lúc phát hành game, bao gồm:

  • Toshiro Tsuchida (đạo diễn kế hoạch trận đánh)
  • Takashi Ohkuma (đạo diễn công nghệ bối cảnh)
  • Masashi Hamauzu (nhà soạn nhạc), ông ta trở thành người hoạt động tự do
  • Nao Ikeda (thiết kế nhân vật phụ), cũng trở thành một người hoạt động tự do[13]

Đề Tài[]

Cảnh báo: bên dưới là những điều mà tiết lộ trước sẽ làm mất thú vị khi chơi game, chỉ nên đọc khi đã chơi qua một lần. (Bỏ qua đoạn này)

Đề tài chính trong bối cảnh của Final Fantasy XIII đề cập đến sự thách thức số phận và khái niệm về năng lực tiềm ẩn. Dần nhân vật chính phải gành lấy những số phận nghiệt ngã (Focus) khiến họ loay hoay tìm cách chạy trốn nó và làm những điều mà họ cho là đúng. Cuối cùng sự khát khao tự do đã chiến thắng số phận, cả nhóm nhân vật chính đã chấp nhận từ chối thực hiện Focus và họ quyết định thực hiện khát khao của họ là bảo vệ Cocoon. Bối cảnh game cũng xuất hiện hai nhân vật là Serah và Cid Raines, những người cũng đã chối bọ số phận của họ, cùng với sự tác động của Hope và ba của cậu, ông đã khuyên Hope là phải tìm ra chân lý và con đường cho cuộc đời mình. Các fal'Cie là những kẻ đứng đối lập với các nhân vật chính, cũng không thể làm được những điều mà trái tim của họ khao khát, là tim được người đã tạo ra họ.

Mặc dù không có được sức mạnh pháp thuật và sự bất tử giống như các fal'Cie, loài người vẫn được xem là mạnh hơn trong quá trình diễn ra câu chuyện, Orphan đã giải thích cho cả nhóm rằng chính những tiềm năng vô hạn đó là lý do khiến các fal'Cie chọn loại người để biến họ thành các l'Cie và mang sứ mạng làm một việc đó mà họ không thể àm. Họ có một hình xăm l'Cie màu trắng nhằm nhắc nhở họ là phải thực hiện và hoàn thành những Focus của fal'Cie giao cho họ. Trong phân cảnh cuối trò chơi, tất cả hình xăm của các l'Cie để bị cháy lên, điều đó đồng nghĩa với việc họ từ bỏ Focus và sẽ trở thành các quai vật Cie'th vô ý thức.

Mốt số nhân vật trong Final Fantasy XIII đã trải qua những sự đau khổ lớn khi mất đi quên nhà và mất đi người mình yêu, họ đã chọn những cách khác nhau để lấy lại những gì mà mình đã mất đi, điều đó phản ảnh nội tâm của các nhân vật. Phản ứng đầu tiên của họ là tức giận và trả thù, cả nhóm quyết định phải giành lại những gì họ đã mất bằng cách trả thù và cuối cùng nhận ra rằng trả thù là vô ích, các duy nhất để đương đầu với số phận là phải bước tiếp về phía trước.

Một trong những chủ đề chính nữa của Final Fantasy XIII về chế độ cai trị của các vị thánh, hệ thống chính quyền được cai trị bởi một vị thần duy nhất được công nhận là có quyền lực tối cao và độc tài, một hệ thống chính quyền mà dường như nắm hết mọi quyền lực trong tất cả các khía cạnh và không cho phép bất kì sự đối lập nào được phép tồn tại. Theo như chế độ chính trị thần quyền này, tổ chức Sanctum của Cocoon được cai trị bởi fal'Cie Eden, những thông điệp và quyết định điều hành sẽ được truyền đến cho dân chúng thông qua Primarch Dysley, vì thế có thể xem như Dysley chính là người truyền tin của Eden và chắc chắn rằng những mệnh lệnh từ Eden phải được thực hiện. Trong chế độ độc tài và độc quyền này, các lực lượng quân sự phải thực hiện đúng theo các chính sách của Sanctum mà không được phép thắc mắc và phải bảo đảm dân chúng tuân thủ theo. Họ tự bào chữa cho hành động đó bằng cách tự cho rằng mọi thứ họ làm là tốt cho mọi người và cần thiết để duy trì hòa bình. Họ sẵn sàng xả súng vào những người dân tay không tấc sắt nếu như họ chạy trốn hoặc kháng cự.

Chính quyền Sanctum sử dụng những lời tuyên truyền, mị dân để điều khiển quần chúng và cố gắng che giấu đi sự thật đằng sau, nổi bật nhất là sự kiện Purge, một cách mà chúng nghĩ ra để tàn sát những người dân mà chúng cho rằng có liên quan với Pulse bằng cách buộc họ phải rời khỏi Cocoon và trục xuất họ xuống thế giới bên dưới, "một sự hành hình được trá hình bằng cách đày ải", Lightning đã nhận xét là như vậy. Các lực lượng tại Cocoon xua tan nỗi sợ hãi đeo bám họ bằng cách Purging bất kì ngược nào có liên hệ với Pulse.

Một chủ đề khác được nhắc tới là mỗi liên hệ giữa hai thế giới. Từ xưa đến nay, nhân dân Gran Pulse và Cocoon đều coi thường nhau và sống trong nổi khiếp sợ phía bên kia. Những người ở Cocoon bị các fal'Cie dối gạt buộc họ tin rằng Gran Pulse là một thế giới địa ngục và mọi thứ liên quan đến Pulse đều đáng sợ. Còn người dân ở Pulse thì gọi Cocoon là "ổ rắn lơ lửng trên không trung". Người dân ở Pulse ghét người dân ở Cocoon bởi vì họ đã đem cư dân xuống thế giới của họ và cướp đi nguồn tài nguyên trù phú của họ. Cả nhóm nhân vật chính phát hiện ra rằng cả hai thế giới và người sống ở hai thế giới có nhiều nét tương đồng hơn họ nghĩ. Khi mà Gran Pulse và Cocoon được kết nối với nhau bằng cột pha lê tạo ra bởi Ragnarok thì sự thù địch kết thúc và hai thế giới trở thành một thể thống nhất.

Các Bản Chuyển[]

Microsoft WindowsSteam[]

Logo for Steam Store.

Square Enix thông báo tại Tokyo Game Show 2014 rằng Final Fantasy XIII, Final Fantasy XIII-2, và Lightning Returns: Final Fantasy XIII sẽ được chuyển lện hệ máy PC và Steam. Final Fantasy XIII sẽ được phát hành trước vào ngày 9 tháng 10, 2014. Game sử dụng cả hai ngôn ngũ là tiếng Anh và tiếng Nhật, còn phụ đề là tiếng Anh, Pháp, Italia, Đức, và Tây Ban Nha.[14] Bản phát hành ở Nhật và Châu Á thì chỉ có tiếng Nhật với phụ đề tiếng Anh, tiếng Hoa phồn thể, và tiếng Hàn.[15]

Trò chơi cũng được đẩy lên với tốc độ 60 khung hình mỗi giây. Cả gamepad chạy bằng Xinput và DirectInput đều được hỗ trợ.

Bản patch được update vào tháng 12 năm 2014. Ở bản patch này, người chơi có thể chọn được độ phân giải trong game, điều mà phiên bản ban đầu không có.[16]

Cấu Hình Yêu Cầu[]

Tối Thiểu Đề Nghị
Hệ Điều Hành Windows® XP SP2 hoặc cao hơn Windows® Vista/ 7/ 8
Bộ Xử Lý 2GHz Dual Core CPU Intel® Core™ 2 Quad (2.66 GHz)/ AMD Phenom™ II X4 (2.8 GHz) processor
RAM 1 GB RAM 1 GB RAM
Card Đồ Họa NVIDIA® Geforce® 8 Series/ ATI Radeon™ HD 2000 series VRAM 256MB hoặc cao hơn NVIDIA® Geforce® GTX™ 460/ ATI Radeon™ HD 5870
Màn Hình Độ phân giải màn hình 1280x720 để chơi game ở chế độ fullscreen. Độ phân giải màn hình 1280x720 để chơi game ở chế độ fullscreen.
Ổ Cứng Còn trống 49.4 GB trở lên Còn trống 49.4 GB trở lên
Card Âm Thanh Tương thích với DirectX® 9.0c Tương thích với DirectX® 11
DirectX Version 9.0c Version 11

Steam Trading Cards[]

Bản Steam của Final Fantasy XIII ra mắt với 6 Steam Trading Cards; tất cả những card này đều là hình của Lightning.

 
FFXIII Steam Card Bahamut
 
FFXIII Steam Card Bodhum
 
FFXIII Steam Card Eden
 
FFXIII Steam Card GranPulse
 
FFXIII Steam Card Nautilus
 
FFXIII Steam Card Race

Đội Ngũ Sản Xuất[]

Chịu Trách Nhiệm[]

Chủ Nhiệm & Thiết Kế Game Yoshinori Kitase
Đạo Diễn & Thiết Kế Kịch Bản Motomu Toriyama
Lập Trình Viên Chính Yoshiki Kashitani
Đạo Diễn Bản Vẽ Isamu Kamikokuryo
Đồ Họa & Đạo Diễn Hiệu Ứng Shintaro Takai
Thiết Kế Nhân Vật Chính Tetsuya Nomura
Hình Ảnh Minh Họa Yoshitaka Amano
Đạo Diễn Cốt Truyện Yoshinori Kanada
Âm Nhạc Masashi Hamauzu
Ý Tưởng Kịch Bản Kazushige Nojima (Stellavista)
Viết Kịch Bản Daisuke Watanabe
Giám Đốc Sự Kiện Takeshi Iwabuchi
Giám Đốc Ý Tưởng Bản Đồ Takayoshi Nakazato
Giám Đốc Ý Tưởng Trận Đánh Toshirō Tsuchida
Chịu Trách Nhiệm Lập Trình Trận Đánh Yusuke Matsui
Đạo Diễn Tạo Hình Hideo Kubota
Đạo Diễn Texture Nhân Vật Masaaki Kazeno
Đạo Diễn Cử Động Trận Đánh Yoshiyuki Soma
Đạo Diện Cử Động Sự Kiện Yusuke Tanaka
Đạo Diễn Cắt Cảnh Koji Kobayashi
Trưởng Nhóm Lập Trình Cắt Cảnh Naoki Hamaguchi
Đạo Diễn Phông Nền Yoichi Kubo
Đạo Diễn Công Nghệ Phông Nền Yoshihiko Ōta
Trưởng Nhóm Công Cụ Layout Mamoru Oyamada
Menu Director Yoichi Seki
Trưởng Nhóm Engine Hiệu Ứng Yasunari Ohinishi
Đạo Diễn Phim Takeshi Nozue, Eiji Fujii
Đạo Diễn Âm Thanh Tomohiro Yajima
Chủ Nhiệm Quảng Cáo Sản Phẩm Hideki Imaizumi
Chủ Nhiệm Phát Hành Akio Ohfuji

Diễn Viên Lồng Tiếng[]

Nhân Vật Tiếng Nhật Tiếng Anh
Lightning Maaya Sakamoto Ali Hillis
Snow Villiers Daisuke Ono Troy Baker
Sazh Katzroy Masashi Ebara Reno Wilson
Oerba Dia Vanille Yukari Fukui Georgia Van Cuylenburg
Hope Estheim Yūki Kaji Vincent Martella
Oerba Yun Fang Mabuki Andou Rachel Robinson
Serah Farron Minako Kotobuki Laura Bailey
Galenth Dysley Masaru Shinozuka S. Scott Bullock
Jihl Nabaat Mie Sonozaki Paula Tiso
Yaag Rosch Hiroki Touchi Jon Curry
Cid Raines Yūichi Nakamura Erik Davies
Rygdea Yasuyuki Kase Josh Robert Thompson
Gadot Biichi Satou Zack Hanks
Lebreau Yū Asakawa Anndi McAfee
Maqui Makoto Naruse Daniel Samonas
Dajh Katzroy Shoutarou Uzawa Connor Villard
Yuj Wataru Hatano Jeff Fischer
Nora Estheim Komina Matsushita Mary Elizabeth McGlynn
Bartholomew Estheim Masaki Aizawa André Sogliuzzo
Amodar Yûji Ueda Dave Wittenberg
Orphan Hiro Shimono (True Form)
Masaru Shinozuka (Shell)
Michael Sinterniklaas (True Form)
Julia Fletcher & S. Scott Bullock (Shell)

Cư Dân Cocoon (bản tiếng Anh)

Alex Fernandez, April Stewart, Barbara Goodson, Ben Diskin, Cam Clarke, Candi Milo, Catherine Cavadini, Chris Edgerly, Cindy Robinson, Colleen O’Shaughnessey, Daisy Torme, Dante Basco, Darran Norris, Dave Rasner, Dwight Schultz, Eden Riegal, Erin Fitzgerald, Fred Tatasciore, Gideon Emery, Hynden Walch, James Arnold Taylor, JB Blanc, Jeannie Ellas, Jessica DiCicco, Jill Talley, Jim Ward, Joe Cappellietti, John DiMaggio, John Mariano, Kari Wahlgren, Kate Higgins, Keith Silverstein, Kim Mai Guest, Kirk Thornton, Kyle Hebert, Liam O’Brian, Maile Flannagan, Michael Lindsey, Michael Gough, Megan Hollingshead, Mickey Cheetham, Mike Sorich, Neil Kaplan, Nika Futterman, Nolan North, Pat Fraley, Patrick Seitz, Phil Procter, Robbie Rist, Robin Atkin Downs, Roger Craig Smith, Sam Riegal, Scott MacDonald, Scott Menville, Sheri Lynn, Stephanie Sheh, Steve Kramer, Steve Van Wormer, Tara Platt, Travis Willingham, Wally Wingert, Yuri Lowenthal

Bìa Đĩa[]

Final Fantasy XIII là phiên bản game đâu tiên trong dòng game Final Fantasy cho ra mắt bìa đĩa riêng dành cho bản châu Âu, trên các bìa địa không những có logo mà còn in hình nhân vật chính của game.

 
Japan PS3 FFXIII
 
Europe PS3 boxart
 
North America PS3 boxart
 
FINAL-FANTASY-XIII-Chinese-Version
 
XIII NA GH
 
XIII EU Platinum
 
Europe 360 boxart
 
North America 360 boxart
 
FFXIII International
 
Ffxiii-dual-pack

Thư Viện Ảnh[]

Xem thêm: Final Fantasy XIII/Concept Art.
 
Ffxiii-team
 
FFXIII art.0200
 
FFXIII art.0312
 
FFXIII art.0314
 
Nautilus Party
 
PulseParty
 
FFXIII Amano

Thông Tin Bên Lề[]

XboxChocobo

Chocobo trên X360 Avatar

PSICOMuniform

Trang phục PSICOM nữ để làm avatar X360

  • Trong thời gian phát triển, mẫu tạo hình của Yuna, Rikku, AsheVaan được sử dụng cho các nhân vật chưa được tạo hình.
  • Gói PlayStation 3 có tên "Lightning Edition" bao gồm Final Fantasy XIII và một chiếc máy PlayStation 3 slim màu gốm Ceramic 250GB có in hình artwork của Lightning màu hồng được phát hành tại Nhật. 200 được bán tại Đài Loan.
  • Một gói Xbox 360 đặc biệt được bán tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, và New Zealand. Gói này gồm có một chiếc máy Xbox 360 có dung lượng 250GB, 2 tay cầm và một bản gốc đĩa trò chơi Final Fantasy XIII.
  • Một bản dành cho hệ máy PS3 được tặng cho những khách hàng tham gia đăng kí tại website cộng động của Square-Enix, đây là sự kiện đăng kí tham gia thử nghiệm Final Fantasy XIV.
  • Theo dòng sự kiện phát hành của Final Fantasy XIII, Microsoft cũng hưởng ứng theo bằng cách phát hành một Avatar Chocobo nếu như hashtag '#FFXIIIXBOX' được sử dụng trên Twitter đạt được một mốc nhất định hoặc nếu như bằng đăng ký bằng email. Trông con chocobo này rất giống như con chocobo của Sazh.
  • Nếu bạn đăng kí mua trong đợt ra mắt game trên hệ Xbox 360 đầu tiên tại trang Thành Viên Square Enix, bạn sẽ nhận được mã download của đồng phục PSICOM nam và nữ để làm Avatar trên Xbox Live.
  • Một nhãn hiệu thức uống nhẹ có tên là "Final Fantasy XIII Elixir" được ra mắt cùng với sự kiện phát hành game. thức uống này có lượng caffein gấp 3 lần so với các thức uống nhẹ thông thường.
  • Final Fantasy XIII là phiên bản game chính đầu tiên trong lọa trò chơi này không có hai bản nhạc PreludeVictory Fanfare.
  • Final Fantasy XIII đánh dấu việc lần thứ tư Square Enix chọn một ca sĩ không phải là người châu Á (Leona Lewis) để chỉnh diễn ca khúc có lời cho soundtrack của Final Fantasy, sau Final Fantasy X, Final Fantasy X-2Dissidia Final Fantasy.
  • Đây là tựa game "Final Fantasy" đầu tiên trong series chính đã nhận được nhiều phản hồi tiêu cực từ các fan, CEO của Square Enix là Yoichi Wada nhận ra điều đó, ông nói trong của phỏng vấn của Gamasutra rằng "...khi nó đến tay khách hàng, phản ứng về chất lượng của game, có một số thì mang tính đóng góp và khích lệ còn một số thì tỏ ra không hài lòng."

Liên Kết Ngoài[]

Chú Thích[]

Advertisement