Final Fantasy Wiki
Register
Dòng 156: Dòng 156:
   
 
==Bìa Đĩa==
 
==Bìa Đĩa==
<gallery widths="200" position="center" captionalign="left">
+
<gallery position="center" captionalign="left">
 
File:Ff4ebox.jpg|Bản tiếng Nhật hệ SNES cấp độ Easy
 
File:Ff4ebox.jpg|Bản tiếng Nhật hệ SNES cấp độ Easy
 
File:Ff2usbox.gif|Bản Bắc Mỹ hệ SNES
 
File:Ff2usbox.gif|Bản Bắc Mỹ hệ SNES

Phiên bản lúc 10:29, ngày 15 tháng 9 năm 2010

Final Fantasy IV
Ff4 logo
ファイナルファンタジーIV
Fainaru Fantajī IV
Phát triển: Phiên bản SNES:
Square Co., Ltd.

Phiên bản Nintendo DS:

Matrix Software
Phát hành:
Japan Square Co., Ltd.
United States/Canada Square Soft, Inc.
Ngày phát hành:
Hệ máy SNES:
Japan 19/04/1991 (Cấp độ Hard)
Japan 19/10/1991 (Cấp độ Easy)
United States/Canada 23/11/1991

Hệ máy PlayStation:

Japan 21/03/1997
United States/Canada 29/06/2001
Europe 17/05/2002

WonderSwan Color version:

Japan 28/03/2002

Hệ máy Game Boy Advance:

Japan 15/12/2005
United States/Canada 12/12/2005
Europe 02/06/2006
Australia 23/02/2006

Hệ máy Nintendo DS:

Japan 20/12/2007
United States/Canada 22/07/2008
Australia 04/09/2008
Europe 05/09/2008

Wii Virtual Console:

Japan 04/08/2009
United States/Canada 08/03/2010
Europe 11/06/2010

Mobile phones:

Japan 05/10/2009
Thể loại: J-RPG
Chế độ chơi: Một người chơi (PlayStation)
Phân loại: PlayStation:

ESRB:TeenTeen
OFLC: G8+
Game Boy Advance:
ESRB:Everyone 10+Everyone 10+
OFLC:PGPG

Hệ máy: SNES, PlayStation, WonderSwan Color, Game Boy Advance, Nintendo DS

Final Fantasy IV (ファイナルファンタジーIV Fainaru Fantajī IV)là game thứ tư nằm trong series game Final Fantasy. Ban đầu, game phát hành cho hệ máy Super Nintendo Entertainment System, sau đó là lần lượt phát hành trên các hệ máy PlayStation, WonderSwan Color, Game Boy AdvanceNintendo DS. Ban đầu phiên bản này được sản xất tại Bắc Mỹ với tên là Final Fantasy II. Tiếp đó, Final Fantasy IV: The After Years, được sản xuất trên nền mobile phone vào tháng 2 năm 2008. Và sau cùng là phiên bản cho hệ WiiWare ở US vào ngày 1 tháng 6 năm 2009.

Gameplay

thumb|300px|left| Trailer bản DS

Final Fantasy IV JAP Battle

Battle trong phiên bản gốc tiếng Nhật.

Gameplay trong Final Fantasy IV mang đặc trưng của hệ thống đánh theo lượt của thể loại game nhập vai Nhật Bản (JRPG); Các nhân vật sẽ du hành khắp nơi trong thế giới game và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong game, ở trong các thị trấn, làng mạc, trong game để tăng sức mạnh, mua sắm trang bị, và khám phá các bí ẩn trong cốt truyện, giành nhiều thời gian để chiến đấu với các quái vật trong game. Game cũng giới thiệu hệ thống chiến đấu đặc trưng của Squaresoft là Active Time Battle (ATB), điều này đã mang tính đột phá khi các phiên bản Final Fantasy trước (và các game RPGs hiện tại)chưa có, các nhân vật sẽ chỉ có thể nhập lệnh điều khiển nhân vật chiến đấu khi các thanh ATB lên đầy theo thời gian. Hệ thống ATB này sẽ góp vai trò chủ đảo trong battle system của các game trong dòng Final Fantasy sau này, cũng như là các game được sản xuất bởi Square, bao gồm Chrono TriggerFinal Fantasy X-2.

Trong trận đánh, mỗi nhân vật đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, bao gồm cả sức mạnh ma thuật và các kỹ năng đặc biệt tùy thuộc vào nghề nghiệp (Job) của họ. Cũng giống như đa số các game Final Fantasy khác, nhân vật thăng cấp kỹ năng và nâng kinh nghiệm từ các trận đánh thế này. Magic(Ma thuật) được chia thành bốn loại khác nhau, bao gồm White Magic, Black Magic, Summon Magic của Rydia và các loại kỹ năng tấn công, hỗ trợ đặc biệt của Edge được biết đến với cái tên Ninjutsu.

Trong trận đánh bạn có quyền điều khiển đến 5 nhân vật, vì thế phân bố nhân vật và sắp xếp đội hình nhóm cũng là một việc quan trọng trong game. Bạn chỉ có thể nhập lệnh yêu cầu nhân vật thực hiện kỹ năng khi mà thanh ATB chạy đầy, vì thế bạn phải có tư duy tính toàn các lượt đánh để giảm thiểu tổn thất hay tăng hiệu quả kỹ năng của các nhân vật.

Nhân vật sử dụng magic, chiếm 8 trên tổng số 12 nhân vật có thể điều khiển được (Kain, Edward, Yang và Cid không thể sử dụng magic), có được magic mới khi đạt được số kinh nghiệm được chỉ định hoặc trãi qua các sự kiện trong game; vì lý do này nên hệ thống kỹ năng của Final Fantasy IV được xem như đơn giản nhất so với đa số các game trong series. Giống như việc các nhân vật thăng cấp kỹ năng phép thuật trong Dungeons & Dragons (D & D), hoàn toàn khác đi so với phiên bản Final Fantasy gốc (Final Fantasy I), phần nào thì gameplay này cũng gần gũi hơn là phải mua và thăng cấp phép thuật trong các D&D.

Không như phiên bản Final Fantasy đầu tiên, thực sự không cần nhiều thời gian để luyện kinh nghiệm/thăng cấp mới có thể qua vùng đất khác trong phiên bản này. Người chơi có thể qua vùng đất khác một cách đơn giản, miễn là không chạy trốn quá nhiều khỏi các trận đánh ngẫu nhiên.

Nhân vật

All Playable Character in FF4

Toàn bộ nhân vật có thể điều khiển trong Final Fantasy IV (Fan-made)

Có thể xem tại Danh sách nhân vật Final Fantasy IV

Nhân vật có thể điều khiển

  • Edward Geraldine
  • Rosa Joanna Farrell
  • Fusoya
  • Cecil Harvey
  • Kain Highwind
  • Edward Chris von Muir
  • Palom
  • Cid Pollendina
  • Porom
  • Rydia
  • Tellah
  • Yang Fang Leiden

Nhân vật khác

  • Golbez
  • Dr. Lugae
  • King of Baron
  • Zemus
  • Dark Kain Highwind

Cốt Truyện

Cảnh báo: bên dưới là những điều mà tiết lộ trước sẽ làm mất thú vị khi chơi game, chỉ nên đọc khi đã chơi qua một lần. (Bỏ qua đoạn này)
Ff4characters

Nhân vật có thể điều khiển được của Final Fantasy IV, thiếu Fusoya.

Quốc gia hùng mạnh nhất, vương triều Baron, bắt đầu sử dụng đội không quân vô song của họ, Red Wings và đội chiến binh Dark Knights để tấn công vào các quốc gia yên bình khác nhằm mục đích tìm bốn viên Crystals, mỗi viên tương ứng vơi một yếu tố sức mạnh khác nhau. Cecil Harvey, là một Dark Knight và là thủ lĩnh của Red Wings, bắt đầu nghi ngờ về hành động của nhà vua sau khi dùng vũ lực để cướp viên Water Crystal ở ngôi làng pháp thuật Mysidia. Trong lúc yêu cầu nhà vua trả lời thắc mắc, Cecil đã bị cắt chức và bị điều đi làm nhiệm vụ ở nơi khác cùng với bạn của anh là Kain Highwind một thành viên trong đội Dragoon (Kỵ sĩ rồng), nhiệm vụ của anh là phải đưa hàng hóa đến làng Mist. Trước khi thực hiện nhiệm vụ, Cecil nhận được tình cảm từ một White MageRosa Joanna Farrell, người bạn này biết rằng tình cảm mà cô dành cho Cecil đã vượt quá giới hạn tình bạn, ngoài ra anh còn nhận được sự động viên của Cid Pollendina, kỹ sư AirShip của Baron và là người cha tinh thần của Cecil. Khi đến thị trấn Mist, Quả bom trong gói hàng mà anh vận chuyển đã phát nổ và tàn phá toàn bộ ngôi làng. Cecil và Kain tìm thấy một cô bé còn sống sót có tên là Rydia. Cecil quyết định đem Rydia theo cùng, nhưng Rydia sợ hãi đã triệu hồi Titan gây ra động đất cả Rydia, Cecil và Kain bất tỉnh,sau khi tỉnh dậy thì không biết Kain ở đâu. Lúc này, Cecil thực sự giận dữ về hành động của quốc vương Baron và của Red Wings, anh mới bắt đầu lập kế hoạch ngăn chặn bàn tay gian ác của họ. Trên hành trình trở về Baron, Cecil gặp lại Rosa đang lưu lạc vùng sa mạc và đang bị chứng bệnh Desert Fever; cùng đó là gặp gỡ lão phù thủy Tellah, hoàng tử nhát gan của vương quốc DamcyanEdward Chris von Muir, và một Monk (nhà sư) mãnh mẽ của xứ FabulYang Fang Leiden. Cecil chạm trán với Kain ở Fabul, anh ta đang làm nhiệm vụ cướp tất cả những viên Crystal còn lại cho quốc vương Baron mà mục tiêu lần này chính là viên Wind Crystal. Anh ta đi theo một người tên là Golbez,cuối cùng Kain không thể giết được Cecil do Rosa ngăn cản kịp thời. Trong cuộc chạm trám, Rosa bị Golbez bắt đi. Cả nhóm tìm hiểu được rằng Golbez đang xúi giục, điều khiển Kain và quốc vương Baron đi chiếm lấy những viên Crystals. Họ đã mượn quốc vương Fabul một chiếc tàu để trở về Baron, nhưng khi con tàu bị tấn công bởi con quái vật biển Leviathan, Cecil bị mắc kẹt ở khu vực gần Mysidia, tại đây, anh bắt đầu hối hận vì những điều mà anh đã làm trước đây, anh quyết tâm trở thành một Paladin. tại đây Cecil gặp gỡ những hai pháp sư (mage) tí hon đang trong giai đoạn tập sự là PalomPorom, cặp song sinh này sẽ chỉ dẫn và giúp đỡ anh trong chuyến hành trình đến Mt. Ordeals để thử thách ý chí của Cecil, điều kiện để anh trở thành một Paladin. Họ gặp lại Tellah, và sau đó ông đã tham gia vào nhóm của họ, Tellah đang tìm lại ký ức của mình về một phép thuật mạnh mẽ được gọi là Meteor vì chỉ có nó mới giúp ông đánh bại Golbez, và sau trận đấu với quái vật của đất là Scarmiglione, Cecil đã thoát khỏi ám ảnh của quá khứ, vượt qua được quá khứ đen tối của mình để trở thành một Paladin. Tellah cũng đã nhớ lại được pháp thuật Meteor mà trước đây ông đã lãng quên.

Final Fantasy IV JAP Airship

Đoạn Intro của Final Fantasy IV.

Sau khi Cecil trở thành Paladin, cả nhóm bắt đầu kế hoạch lật đổ vương triều Baron họ xuất phát lên đường trở về Baron bằng con đường pháp thuật Devil's Road. Tuy nhiên, Golbez đã hoàn toàn nắm quyền điều khiển quân lính của Baron, và thậm chí cho con quỷ của nước là Cagnazzo giả mạo vua và thủ tiêu vua thật, Cecil và bạn bè phải tiêu diệt cả Baigan lẫn con quỷ giả mạo vua kia. Sau đó, Cid thoát được khỏi chỗ bắt nhốt ông, cả nhóm bay ra khỏi nơi nguy hiểm bằng chiếc airship của Cid, để trốn thoát được thì Palom và Poron đã bị hóa đá để giúp cả nhóm thoát hiểm. Cecil gặp Kain đã không còn tĩnh táo, hắn ta buộc Cecil phải đi giành lại viên Crystal of Earth để đổi lấy mạng sống của Rosa. Sau khi Cecil và bạn bè giành lại được viên crystal từ tay của Dark Elf, Kain chỉ dẫn cả nhóm đến Tower of Zot, nơi mà Rosa đang bị Golbez giam giữ. Đối mặt trực tiếp với Golbez, Tellah nắm lấy thời cơ và tấn công hắn bằng Meteor, với mục đích là giết hắn và cũng có nghĩa là ông cũng sẽ chết theo vì đây là pháp thuật mà người cast lẫn mục tiêu đều dính đòn, nhưng không may mắn, Meteor không giết được Golbez, ngược lại Tellah đã tự hy sinh mạng sống của ông. Golbez định ra tay giết cả Cecil thì chợt hắn ta nhận ra điều gì đó có vẽ ngạc nhiên và hơi bị sốc. Có vẽ như việc đó đã khiến Golbez không điều khiển Kain được nữa và anh ta đã hoàn toàn tỉnh táo, anh nói rằng Golbez dù đã có 4 viên Crystal, nhưng hắn ta chưa có đủ tất cả những viên Crystals;Có 4 viên nữa; đó là 4 viên Dark Crystals, đang được chôn giấu dưới lòng đất của hành tinh, nhưng Golbez đã cướp được 2 viên Dark Crystal rồi. Cả nhóm đến giải cứu cho Rosa, sau khi giết chết Barbariccia, tên quỷ của gió, sau đó họ mở được một con đường xuống lòng đất.

Final Fantasy IV - On The Moon

Trên mặt trăng.

Cecil và nhóm bạn đuổi theo Golbez vào trong Dark World (thế giới bóng tối, tức là dưới lòng đất) và cố gắng giành lấy những viên Crystals trước khi Golbez ra tay. Tuy nhiên, họ lại thua Golbez trong cuộc tranh giành ở Dwarven Castle mặc dù họ đã hạ được hắn, sau đó Rydia trở lại và gia nhập nhóm. Tại Tower of Babil, Yang and Cid đã anh dũng hy sinh, Yang thì tự sát để phá hủy những khẩu súng tiêu diệt người lùn, Cid thì ôm bom tự sát để nhóm an toàn trở về mặt đất. Nhờ có sự gia nhập của hoàng tử Ninja của xứ EblanEdge, nhóm bạn đã hạ gục Rubicante, nhưng nhóm của Cecil lại một lần nữa gặp tổn thất; Golbez lại một lần nữa chiếm lấy được viên Crystal, bằng cách điều khiển Kain khiến anh ta ăn cắp viên Crystal cuối cùng từ Cecil và chạy thoát. Golbez sau đó đã đi lên mặt trăng thứ hai. Để tìm ra bí ẩn về Golbez cũng như là mục đích đen tối của hắn, đồng thời hy vọng là chăn đứng được âm mưu đen tối này, Cecil đuổi theo Golbez lên mặt trăng thứ hai bằng chiếc Airship cổ "Lunar Whale" được giấu ở vịnh Mysidia.

Trên mặt trăng, Cecil gặp gỡ FuSoYa, ông giới thiệu ông là người thuộc bộ tộc Lunarian, trước kia họ sống trên một hành tinh mà sau đó đã bị nổ tung và tạo thành một vành đai thiên thạch. Ba của Cecil là KluYa, có nhiêm vụ bảo vệ những viên Crystal, vì chúng có liên hệ tới những viên Crystal trên mặt trăng, chúng lưu giữ những tri thức của người Lunarian và chúng cũng chứa những bí quyết để tiếp cận các công nghệ hiện đại như chế tạo Airship. Tuy nhiên, một người trong bộ tộc Lunarian là Zemus, có âm mưu tiêu diệt hết những người trên hành tinh (hành tinh của Cecil) để lấy đó làm nơi dành cho người Lunarian sinh sống. Điều đó đồng nghĩa với việc cả Golbez và Kain đều là con rối trong tay của Zemus, âm mưu của hắn là dùng Crystals tái sinh người máy không lồ được gọi là Giant of Babil để san bằng mọi thứ trên hành tinh.

Ff4cast

Hình ảnh trong CG của Final Fantasy IV bao gồm những nhân vật có thể điều khiển không bao gồm Cid, Tellah và FuSoYa.

Được hỗ tống bởi FuSoYa, người có vô hiệu hóa được ảnh hưởng từ trường của Giant of Babil, Cecil trở về mặt đất và biết được rằng Giant of Babill đã hồi sinh. Toàn thể mọi người bao gồm cả những thành viên trước đây trong nhóm như Edward, Cid, Yang và cặp song sinh Palom - Porom đang tham gia vào cuộc chiến. Sau khi sử dụng Airship của Cid để xuyên thủng lớp ngoài của tên khổng lồ, nhóm bạn hạ được 4 con quỷ trong lũ Archfiends và phá hủy CPU (bộ xử lý trung tâm) của tên khổng lồ. Trong khi vô hiệu hóa tên khổng lồ, cả nhóm phải đối đầu với Golbez, đang cố gắng tấn công cả bọn. FuSoYa sau cùng cũng vô hiệu hóa được sự điều khiển của Zemus lên Golbez và Kain. Sau đó, Cecil phát hiện ra thực sự Golbez chính là anh trai của mình. Golbez và FuSoYa lại lên mặt trăng để tiêu diệt Zemus, còn nhóm của Cecil thì theo sau. Sau trận chiến ở trung tâm mặt trăng, Cecil chứng kiến Golbez và FuSoYa hạ gục Zemus, nhưng bất ngờ cái chết của Zemus lại giải phóng cho một con quái vật mạnh hơn nhiều lần, đó là Zeromus,, hiện thân của lòng thù hận của Zemus. Thế là Golbez và FuSoYa bị hắn hạ gục dễ dàng, rồi tấn công luôn cả nhóm của Cecil. Cecil lãnh đạo mọi người, bao gồm cả viên Crystal của Golbez giao phó, anh đã hạ gục Zeromus

Sau khi hạ gục Zeromus, FuSoYa trở về với giấc ngủ của mọi người trong tộc. Golbez cảm thấy anh ta không thể quay về mặt đất nữa sau những gì mà anh ta đã làm, cũng vì anh ta có gì đó là của người Lunarian, cho nên anh ta đã ở lại mặt trăng. Trước đó, Cecil đã tha thứ cho anh tất cả và gọi Golbez bằng anh. Sau đó, mặt trăng bay vào không gian, những nhân vật của chúng ta quay về nhà, xây dựng lại những gì đã bị tàn phá. Kain đi đến Mount Ordeals để rèn luyện bản thân, thề rằng sẽ không trở về Baron cho đến khi anh chứng minh được mình. Những nhân vật quan trọng khác trong game (ngoại trừ Kain) đều góp mặt trong đám cưới của Cecil và Rosa, Cũng như Cecil trở thành vua của xứ Baron.

Phát triển

Xem thêm: Final Fantasy IV/Version Differences.
Original Japanese logo

Final Fantasy IV được phát hành trên nhiều phiên bản khác nhau cũng như trên nhiều hệ máy khác nhau. Tất cả đều có chung một cốt truyện và khắc họa bởi cùng một hệ thống nhân vật. Đa số có chung một hình tượng đồ hoa, âm thanh, nhạc, và engine để làm game (phiên bản trên DS là một ngoại lệ đặc biệt). Dù sao đi nữa, thì các phím điều khiển cũng là khác nhau dựa vào đặc tính của mỗi phiên bản trên các nên máy khác nhau.

Bởi sự khác biệt rõ ràng giữa phiên bản dành cho hệ máy SNES ở Bắc Mỹ của game và phiên bản gốc được phát hành tại Nhật, cho nên vào những năm cuối thập niên 1990, Nhóm dịch giả J2e đã cho ra đời bản dịch tiếng Anh của trò chơi được dịch từ phiên bản gốc tiếng Nhật.

Easytype

Easytype Logo

Phiên bản Final Fantasy IV gốc được chỉnh sửa lại để trở thành bản Easytype, cụ thể là phép thuật và các kỹ năng được cắt gọn hay thay đổi lại, giá của các đồ vật, item, trang bị trong shop cũng rẽ hơn khiến cho độ khó của trò chơi giảm xuống. Có nguồn tin cho rằng phiên bản tiếng Anh được phát hành tại Bắc Mỹ là phát triển từ phiên bản Easytype này, nhưng theo thông tin chính xác thì dự án Easytype được bắt đầu sau khi đã phát hành phiên bản ở thì trường Bắc Mỹ chứ không phải là ngược lại như mọi người hiện nay đang nghĩ.

Final Fantasy II (Bắc Mỹ)

FFIV SNES Logo

Logo nguyên thủy của bản SNES

Final Fantasy IV Easytype có độ khó tương tự như phiên bản được phát hành tại Bắc Mỹ, nhưng game lại mất chất lượng khi vượt qua bộ phận kiểm duyệt tại đây, cũng như bản dịch quá tồi. Những hình ảnh bạo lực hay liên quan đến các vấn đề chính trị, tôn giáo trong game đều bị lược bớt hoặc loại bỏ, ngay cả những cái tên đôi khi của được chỉnh sửa so với bản gốc.

PlayStation

Phiên bản trên hệ máy PlayStation hầu như là giống hệt phiển bản gốc Final Fantasy IV. Một vài thay đổi trong phiên bản Final Fantasy IV Easytype vẫn được giữ lại, nhưng rất ít và hiếm đến nỗi một game thủ bình thường có thể dễ dàng chơi hết game mà không nhận ra được những thay đổi đó. Sư thay đổi đáng chú ý nhất ở phiên bản PlayStation là có một đoạn FMV (Full Motion Video) để mở đầu game, thêm nữa là khả năng "chạy" trong dungeon hoặc các thị trấn nếu bạn nhấn Cancel trong khi di chuyển, và cuối cùng là khả năng tạo một điểm save tạm trên world map. File save này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ RAM của PlayStation cho đến khi nó bị save đè lên bởi một file khác, hoặc cho đến khi tắt máy, cúp điện.

Phiên bản ở thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu của Final Fantasy IV trên hệ máy PlayStation có điểm đặc biệt là đã dịch lại hoàn toàn khác với các bản trên SNES hay bản gốc tiếng Nhật. Tuy vậy, có vài câu ví dụ như "You spoony bard!", vẫn được giữ lại, bởi vì chúng rất được các game thủ ưa thích.

WonderSwan Color

Phiên bản cho hệ máy WonderSwan Color của Final Fantasy IV thiếu đi những đoạn phim FMV của phiên bản trên hệ máy PlayStation, cũng như là bị giảm đi độ phân giải màn hình và chất lượng âm thanh, soundtrack trong game cũng giảm rõ rệt để đáp ứng được hệ thống xử lý của phần cứng.

Tuy nhiên, hình ảnh của nhân vật cũng được cải tiến, song song với đó là nâng cao chất lượng phông nền (back ground) cũng tạo ra khác biệt. Hình ảnh nhân vật của những phiên bản cũ cũng được thay đổi, với chân dung nhỏ hơn. Tương tự, hình ảnh những con boss cũng được thay bằng hình ảnh của boss trong phiên bản tiếng Nhật Easytype.

Game cũng có độ khó khác với các phiên bản xưa, bao gồm phiên bản gốc tếng Nhật, phiển bản trên SNES hay Play Station cũng như là EasyType.

Game Boy Advance

Game Boy Advance Logo

Phiên bản trên Game Boy Advance được phát hành tại Bắc Mỹ được phát hành vào ngày 12 tháng 12 năm 2005, trong khi bản tiếng Nhật được phát hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2005. Đặc biệt còn có quà tặng đị kèm phiên bản tiếng nhất là miếng bảo vệ Game Boy Micro có in hình artwork của Cecil và Kain do Yoshitaka Amano vẽ. Phần lớn game dựa trên phiên bản trên hệ máy WonderSwan Color. Một số thay đổi bao gồm thêm vào chân dung của nhân vật trên khung đối thoại, Khả năng thay đổi thành viên trong nhóm, tăng độ khó và các dungeon mới cùng với những item, vũ khí mới có cả những con boss mới. Lời thoại cũng được lại với chất lượng tốt hơn. Khả năng quicksave, cho phép người choi có thể save vị trí hiện tại (không cần biết là ở đâu) vào một file mà hệ thống sẽ tự xóa đi khi bạn load file đó ra.

Tuy nhiên, Nhưng cũng có một vài lỗi nhỏ xuất hiện trong game, đặc biệt là trong trận đánh, có thể đó là hậu quả của việc chuyển hệ giữa hai hệ máy có sẵn cho nên game đã không tận dụng hết tối đa khả năng phần cứng của GBA mang lại. Ví dụ như việc lượt đánh của một nhân vật trong nhóm có thể bị bỏ qua và thay vào đó là lượt đánh của nhân vật khác (Lấy vị dụ trường hợp của Edge, anh ta có thể dùng 1 lượt để đánh vào đối thủ, nhưng sau đó anh ta có thể tung thêm 1 hoặc thậm chí là 2 lượt mà không cần đợi thanh ATB đầy).Cũng có vài trục trặc trong khi bạn sử dụng Airship (lỗi khi bạn điều khiển Airship rẽ trái hoặc phải sẽ nhiều hơn là lái lên và xuống) và trong khi di chuyển con trỏ trong menu (trong và ngoài trận đấu). Điều đó làm giảm hiểu quả khi lựa chọn phép thuật trong trận đánh mà bạn sử dụng chế độ Active Mode và tốc độ trận đấu nhanh. Hơn nữa, một số bản quyền về soundtrack (the Tower of Babil and Sylph Cave/Summoned Monster Cave themes mỗi bản đều có phần khẳng định bản quyền trong đó). Sau cùng, sẽ lag một chút khi bạn vào các trận đánh boss.

Hiện tại, phiên bản Final Fantasy IV Advance cũng được giới chuyên môn đánh giá cáo; tuy nhiên, tại Nhật Bản, phiên bản thứ 2 của game được tung ra để vá lỗi cho phiên bản cũ. Phiên bản Eu phát hành dựa trên bản vá lỗi này, cho nên đây là phiên bản tiếng Anh duy nhất.

Nintendo DS

Logo of Final Fantasy IV DS

Final Fantasy IV được phát hành trên hệ máy Nintendo DS là một phần của chiến dịch Final Fantasy 20th Anniversary. Game được phát triển bởi Matrix Software, với đội ngũ đã từng làm nên phiên bản Final Fantasy III remake, và được giám sát bởi những thành viên trong nhóm phát triển phiên bản gốc: Takashi Tokita giám đốc điều hành, Tomoya Asano trong vài trò sản xuất, Hiroyuki Itō trong vài trò thiết kế battle. Animator Yoshinori Kanada đảm nhận phận kịch bản game và các đoạn cắt cảnh. Game được phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 22 tháng 7 năm 2008.

FFIV Battle DS

A battle in the DS port.

Theo như tổng giám đốc điều hành Takashi Tokita (Người phụ trách phần kịch bản trong bản gốc), 3/4 kịch bản được lấy từ phiên bản trên hệ Super Famicom gốc, nhưng một vài điểm còn thiếu sẽ được bổ sung trong bản remake này, trong khi có một số sự kiến mới sẽ được thêm vào. Người chơi có thể sử dụng chứa năng stylus của máy Nintendo DS để di chuyển giống như phiển bản Final Fantasy III remake, hơn nữa là vài chức năng trong minigame sẽ cần đến chức năng stylus. Thêm vào đó, vài chức năng sẽ thêm vào khi chơi lại game sau lần walkthrough đầu tiên, nó tương tự như New Game Plus và Quicksave, chực năng có thể lưu lại tại vị trí hiện tại của bạn trong game (không cần biết bạn đang đứng ở đâu) vào một file mà hệ thống sẽ tự động xóa khi bạn load file đó để vào game.

Vào tháng 6 năm 2007, Square Enix đã tổ chức một buổi hòa nhạc mang tên Final Fantasy IV's "Theme of Love" bao gồm các bản nhạc được ngài Nobuo Uematsu remix lại. Những công nghệ lồng tiếng trong các đoạn phim của game cũng được sử dụng. Một vài sự thay đổi trong phiên bản Nintendo DS bao gồm sự ra mắt của kỹ năng mới được gọi là Augments, tăng độ khó trong các trận đánh đối với những loại quái vật mới, thay đổi về hệ thống trang bị, thú triệu hồi Whyt để thực hiện các động tác trên màn hình cảm ứng của DS, và như đã kể ở trên là chức năng New Game Plus.

Mobile phones

FFIV Mobile Battle

A battle in the Mobile version.

FFIV Cell Logo

Final Fantasy IV được chuyển hệ sang phiên bản trên mobile phones tiếng Nhật vào ngày 5 tháng 10 năm 2009. Game sử dụng toàn bộ đồ họa nhân vật mới kể cả trong lẫn ngoài trận đánh với một số hình ảnh lấy từ The After Years. Cũng như The After Years phát triển trên engine mở rộng của hãng, phiên bản này cũng chịu không ít ảnh hưởng từ Final Fantasy IV Advance. Phiên bản mới này còn giới thiệu chức năng đổi thành viên trong nhóm và có vài chức năng mới như là "EX Dungeon", một phần làm lại của Lunar Ruins.


Bìa Đĩa

Ngoài lề

  • Tên của những con quỷ trong nhóm Archfiends (Scarmiglione, Cagnazzo, Barbariccia, và Rubicante) đều được lấy ý tưởng từ 4 con quỷ được đề cập đến ở Canto 21 của trường ca Dante Alighieri's Inferno. Một con boss khác trong game, Calcabrina, cũng được đặt tên từ trường ca này.
  • Cả Final Fantasy IIFinal Fantasy IV đều có một ngôi là pháp thuật được gọi là Mysidia.
  • Phiên bản Game Boy Advance có hình ảnh của Zeromus trong Easytype,nó là con boss cuối cùng trong dungeon Lunar Ruins. Nó có tên là "Zeromus EG", Có thể hiểu EG ở đây ám chỉ "Easy Game" hoặc "iiji" (có nghĩa là Easy trong tiếng phát âm của người Nhật).
  • Final Fantasy IV là game đầu tiên trong loạt Final Fantasy sử dụng Save Points và sử dụng hệ thống ATB (Active Time Battle).
  • Trong phiên bản dành cho hệ máy DS, có một lỗi rất nghiêm trọng. Sau khi xem xong đoạn phim cuối game, thỉnh thoảng sẽ bị treo máy và đứng luôn (freeze) ở trong đoạn FMV đó hậu quả là game thủ sẽ không thể hoàn tất game để kích hoạt New Game +.
  • Mặc dù phần tiếp theo là Final Fantasy IV: The After Years, trông bề ngoài thì rất giống các phiên bản 2D cổ điển, nhưng thực sự nó có họ hàng gần với phiên bản trên DS hơn.
  • Là một trong những game nằm trong series Final Fantasy được viết thành tiểu thuyết tại Nhật.
  • Bản Boss Theme của Final Fantasy IV được remix lại và sử dụng làm bản Culex Boss Theme trong Super Mario RPG: Legend of the Seven Stars. Thực tế, bản thân Culex được xây dựng trên mô típ của các con boss trong dòng game Final Fantasy.
  • Chưa đủ kỳ lạ, Final Fantasy IV còn là game đầu tiên trong series có số thành viên tối đa trong nhóm không phải là 4.

Liên kết ngoài