Final Fantasy Wiki
Register
Advertisement

Final Fantasy (ファイナル ファンタジー Fainaru Fantajī) là một dòng game RPG (nhập vai) sáng tạo bởi Hironobu Sakaguchi, được phát triển và thuộc quyền sở hữu của Square Enix (trước đây là SquareSoft Co., Ltd). Có thể coi đây là series được phân phối rộng rãi nhất trên thế giới, bao gồm các phiên bản trên hệ console, máy cầm tay, game nhập vai trực tuyến, game cho điện thoại di động, phim điện ảnh, anime.

Bản đầu tiên phát hành tại Nhật Bản năm 1987, sau đó được phân phối rộng rãi trên các thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc, trên rất nhiều hệ máy như Nintendo Entertainment System, MSX 2, Super Nintendo Entertainment System, Sony PlayStation, PC, WonderSwan Color, Sony PlayStation 2, IBM PC, Game Boy Advance, Nintendo GameCube, PlayStation Portable, Xbox 360, PlayStation 3, Nintendo DS cùng một số mẫu điện thoại di động. Tính đến ngày 10/03/2010, thương hiệu Final Fantasy đã bán được 96 triệu bản trên toàn thế giới.

Đầu năm 2010, 28 phiên bản của dòng game đã được phát hành, bao gồm 13 game trong main series và rất nhiều game ăn theo khác. Hiện nay Final Fantasy được xếp hạng là game RPG bán chạy thứ 2 và là dòng game bán chạy thứ 6 trên toàn thế giới.

Yoichi-wada

Ông Yoichi Wada - CHủ tịch hiện thời của Square Enix


Games[]

Main Series[]

Đã có ba phần của dòng game được phát hành trên hệ máy Nintendo Entertainment System (NES), Final Fantasy xuất hiện ở Nhật năm 1987, ở Bắc Mỹ năm 1990, tạo nên rất nhiều những chuẩn mực để phát triển dòng RPG console, sau này nó được làm lại trên một vài hệ máy chơi game khác. Final Fantasy II phát hành năm 1988 (Nhật Bản), trong các phần làm lại sau này nó được đi kèm với bản đầu tiên. Phiên bản cuối cùng trên máy NES, Final Fantasy III phát hành duy nhất ở Nhật năm 1990, mãi đến năm 2006 mới được làm lại cho hệ Nintendo DS.

Máy Super Nintendo Entertainment System (SNES) cũng có 3 phần thuộc main series, đó là Final Fantasy IV phát hành năm 1991, ở Bắc Mỹ nó có tên Final Fantasy II, đánh dấu sự xuất hiện của hệ thống “Active Time Battle”. Final Fantasy V, phát hành năm 1992 tại Nhật, là game đầu tiên có sản phẩm ăn theo, một series anime ngắn có tên Final Fantasy: Legend of the Crystals. Final Fantasy VI phát hành ở Nhật năm 1994, được đặt tên là Final Fantasy III khi bán tại Bắc Mỹ.

Hệ console Sony PlayStation được dành tặng 3 game Final Fantasy. Năm 1997, Final Fantasy VII đã tạo nên bước nhảy vọt cho series khi chuyển từ nền đồ hoạ 2 chiều trong 6 phiên bản trước lên nền 3 chiều. Các nhân vật được thiết kế theo kiểu đa giác, còn cảnh nền được dựng sẵn. Đây cũng là game Final Fantasy đầu tiên phát hành ở Châu Âu. Final Fantasy VIII ra đời năm 1999, lần đầu tiên sử dụng kiểu thiết kế nhân vật như người thật và theme song là bài hát có lời. Final Fantasy IX (2000) quay trở về với phong cách truyền thống, khác với thế giới hiện đại của VII và VIII.

Tiếp theo PlayStation, 3 phiên bản khác đã được phát triển cho máy PlayStation 2. Năm 2001, Final Fantasy X đã trình diễn một nền đồ hoạ full 3D và các nhân vật được lồng tiếng. Bản này còn có 1 phần tiếp theo là Final Fantasy X-2 phát hành năm 2003. Final Fantasy XI ra đời năm 2002 cho máy PS2 và PC, sau đó là cho XBOX360, sử dụng hệ thống battle thời gian thực và là game nhập vai trực tuyến đầu tiên của series. Final Fantasy XII (2006) cũng dùng battle thời gian thực, trong một môi trường rất rộng lớn.

Final Fantasy XIII là game đầu tiên trong series dành cho máy PlayStation 3, phát hành ở Nhật tháng 10/2009, tại Bắc Mỹ và Châu Âu ngày 9/3/2010. Game này nằm trong bộ Fabula Nova Crystallis Final Fantasy XIII, ngoài ra còn có Final Fantasy XIII VersusFinal Fantasy XIII Agito.

Final Fantasy XIV đang trong giai đoạn phát triển, dự kiến cuối năm 2010 sẽ tung ra cho PC, đầu năm 2011 cho PS3

Sequel và spin-off[]

Final Fantasy có rất nhiều các bản ăn theo. 3 game của Square khi phát hành ở Bắc Mỹ đã thay đổi tên để có chữ “Final Fantasy”: đó là Final Fantasy Legend và hai bản tiếp theo của nó. Những game này thuộc dòng Saga nhưng lại có những nét tương đồng với dòng Final Fantasy. Final Fantasy Adventure là game ăn theo khác, được coi là game khai sinh ra dòng Mana. Final Fantasy Mystic Quest được làm dành riêng cho thị trường Mỹ. Final Fantasy Tactics là game RPG chiến thuật được thêm rất nhiều yếu tố có liên quan đến main series. Bên cạnh đó còn rất nhiều series khác như series Chocobo, Crystal Chronicles hay Kingdom Hearts đều có dấu ấn của Final Fantasy. Năm 2003, một bản tiếp theo trực tiếp liên quan đến bản trước, Final Fantasy X-2 phát hành. Dissidia Final Fantasy tung ra thị trường năm 2009 là game đối kháng tập hợp các nhân vật trong 10 bản đầu của main series. Các bản ăn theo khác thì được phát hành dưới dạng các bộ sưu tập: Compilation of Final Fantasy VII, Ivalice Alliance, và Fabula Nova Crystallis Final Fantasy XIII.

Other media[]

Square Enix đã mở rộng thương hiệu Final Fantasy lên khá nhiều lĩnh vực. Nhiều bộ anime và phim vi tính (CGI) được làm dựa trên một bản Final Fantasy cụ thể hoặc cả series. Đầu tiên là OVA Final Fantasy: Legend of the Crystals, dựa theo cốt truyện Final Fantasy V, kể về thời gian 200 năm sau tính theo thời gian trong game. Phim gồm 4 tập, phát hành ở Nhật năm 1994, sau đó được Urban Vision phát hành ở Mỹ năm 1998. Năm 2001, hãng phim Square Pictures cho ra mắt sản phẩm đầu tiên, Final Fantasy: The Spirits Within. Phim kể về sự kiện Trái Đất bị một dạng sự sống ngoài hành tinh xâm lược, các nhân vật trong phim được thiết kế hoàn toàn giống người thật. Năm 2001 cũng chứng kiến sự ra đời của Final Fantasy: Unlimited, bộ anime 25 tập chứa nhiều yếu tố có trong series game. Phim phát sóng tại Nhật bởi TV Tokyo và phát hành tại Bắc Mỹ bởi ADV Films. Năm 2005, Final Fantasy Advent ChildrenLast Order: Final Fantasy VII trong bộ Compilation of Final Fantasy VII được phát hành.

Một vài phiên bản đã được chuyển thể hoặc có các bản ăn theo dưới dạng tiểu thuyết hay manga (truyện tranh). Đầu tiên là tiểu thuyết Final Fantasy II năm 1989, tiếp theo là manga chuyển thể của Final Fantasy III năm 1992. Final Fantasy: The Spirits Within thì được chuyển thành tiểu thuyết, Final Fantasy Crystal Chronicles được chuyển thành manga, Final Fantasy XI thì chuyển thể thành cả 2 thể loại và vẫn còn đang tiếp tục. 2 tiểu thuyết dựa trên thế giới của Final Fantasy VII cũng đã phát hành. Cốt truyện của Final Fantasy: Unlimited đã được viết tiếp trong một vài truyện và manga sau khi anime kết thúc. Hai bản Final Fantasy Tactics AdvanceFinal Fantasy: Unlimited còn trở thành chương trình phát sóng trên radio.

Những yếu tố hay gặp[]

Mặc dù hầu hết các bản Final Fantasy là độc lập với nhau nhưng cũng có rất nhiều các chủ đề và yếu tố trong gameplay được sử dụng xuyên suốt trong series. Trong game luôn xuất hiện những cái tên được lấy từ nhiều nền văn hoá và ngôn ngữ bao gồm Nhật Bản, Do Thái, La tinh. Có thể lấy ví dụ tên 2 thanh kiếm MasamuneExcalibur - lấy từ tên một thợ rèn kiếm người Nhật và từ truyền thuyết về vua Arthur; hoặc tên các loại phép Holy, Meteor, Ultima. Kể từ Final Fantasy IV, main series đã có kiểu logo cùng một loại chữ và biểu tượng do hoạ sĩ Yoshitaka Amano thiết kế. Các biểu tượng luôn liên quan tới cốt truyện của game và thường là một nhân vật hoặc một vật thể. Sau này những bản làm lại của 3 phiên bản đầu tiên cũng được thiết kế lại logo theo phong cách này.

Cốt truyện[]

Tâm điểm của nhiều game Final Fantasy là kể về một nhóm nhân vật chiến đấu với ác quỷ hoặc một tổ chức, thế lực nào đó có ý định thôn tính thế giới. Cốt truyện hay có dạng nhân vật chính tham gia vào cuộc nổi dậy chống lại một âm mưu đen tối nào đó. Các anh hùng thường được tập hợp lại để cùng nhau đánh bại quỷ dữ. Một dạng khác trong diễn biến của game là tồn tại 2 nhân vật phản diện; một không hiện rõ bản chất; một được giới thiệu ngay khi bắt đầu game. Các nhân vật sẽ buộc phải tiếp tục hành trình của mình để tiến tới trận chiến cuối cùng.

Cốt truyện của series gần đây hay nhấn mạnh vào những cuộc đấu tranh nội tâm, cảm xúc hay bị kịch của nhân vật, những ảnh hưởng của quá khứ đến cuộc sống hiện tại. Game cũng cho người chơi khám phá quan hệ giữa các nhân vật, từ tình yêu đến sự thù địch. Những viên crystal có vai trò khá quan trọng trong game, có thể là yếu tố tạo nên thế giới hoặc liên quan trực tiếp đến sự sống của cả hành tinh. Từ đó, việc tìm và điều khiển được crystal sẽ chi phối diễn biến chính trong game. Game cũng hay đề cập tới thuyết Gaia, thuyết tận thế và sự xung đột giữa công nghệ tiên tiến với tự nhiên.

Nhân vật[]

Vài năm gần đây, trong series xuất hiện một vài kiểu mẫu nhân vật nam yếu đuối, uỷ mị và nũ tính. Tên nhân vật cũng là một đặc trưng hay lặp lại ở Final Fantasy. Kể từ Final Fantasy II, bao gồm cả các bản làm lại sau này của Final Fantasy, luôn có một nhân vật mang tên Cid, đó thể có thể là nhân vật phụ, nhân vật chính hay là phản diện. Moggle có thể miêu tả là sinh vật mập mạp, màu trắng, nhìn giống gấu bông có cánh sau lưng và một chiếc ăng-ten trên đầu, chúng có thể đóng vai trò đưa thư, rèn vũ khí, thành viên trong nhóm hay là điểm save game. Có điều thú vị là cả ChocoboMoggle đều được ưu ái soạn riêng cho một bài nhạc chủ đề đã tạo thành đặc trưng cho 2 loài này.

Gameplay[]

Trong Final Fantasy, người chơi được điều khiển một nhóm các nhân vật, đi theo cốt truyện để khám phá thế giới của game và đánh bại các đối thủ. Kẻ thù thường xuất hiện ngẫu nhiên trên đường đi, nhưng việc này đã thay đổi trong Final Fantasy XI, Final Fantasy XIIFinal Fantasy XIII. Người chơi ra các lệnh như “Fight”, “Magic” hay “Item” cho từng nhân vật thông qua một menu trong trận chiến. Xuyên suốt series, nhà sản xuất đã sử dụng rất nhiều hệ thống battle khác nhau. trước khi kẻ thù tấn công. Hệ thống này được dùng cho đến Final Fantasy X khi nó được thay thế bởi hệ thông Conditional Turn-Based gần giống với hệ thống cổ điển nhưng được thêm một vài sắc thái mới để thử thách người chơi. Final Fantasy XI chuyển sang dùng kiểu battle thời gian thực, nhân vật sẽ liên tục ra đòn sau khi người chơi ra lệnh. Final Fantasy XII tiếp tục dùng gameplay kiểu này với hệ thống “Active Dimension Battle”.

Như hầu hết game RPG khác, Final Fantasy cũng có kiểu lên level bằng điểm kinh nghiệm, nhận được mỗi khi đánh bại kẻ địch. Các lớp nhân vật (Character Classes), những nghề nghiệp cho phép nhân vật dùng các kĩ năng đặc biệt là một yếu tố thường xuyên lặp lại khác khi chơi Final Fantasy. Xuất hiện ngay từ phiên bản đầu tiên, lớp nhân vật được sử dụng theo những cách khác nhau tuỳ từng game. Một vài bản giới hạn nhân vật với 1 nghề duy nhất cho phù hợp với cốt truyện, trong khi có những bản cho phép người chơi chọn nhiều nghề nghiệp khác nhau, có thể thay đổi trong suốt quá trình chơi game.

Magic (phép thuật) trong game được chia theo các lớp và sắp xếp bằng màu sắc: “White Magic” dùng để hỗ trợ cho nhân vật, “Black Magic” để tấn công kẻ thù, “Red Magic” là sự kết hợp của white và black magic, “Blue Magic” làm giảm sức tấn công của quái vật, “Green Magic” dùng để tăng sức mạnh cho nhân vật và giảm sức mạnh của địch thủ. Một dạng magic khác là phép triệu hồi (summon) những sinh vật trong truyền thuyết, bắt đầu được sử dụng từ Final Fantasy III. Những sinh vật này được lấy từ thần thoại Ả Rập, Hindu, Bắc Âu và Hy Lập cổ.

Tuy nhiên điều phổ biến nhất trong tất cả các bản Final Fantasy đó là những chiếc airship dùng để di chuyển những quãng đường dài. Nếu như trước đây chỉ có những loại airship cổ thì từ Final Fantasy VII, nhiều loại airship hiện đại đã được thiết kế ra.

Lịch sử và quá trình phát triển[]

Giữa những năm 1980, Square gia nhập thị trường game Nhật Bản với những tựa game RPG đơn giản, game đua xe và game platform cho máy Nintendo Famicom. Tuy có 2 game thành công ở Bắc Mỹ nhưng hầu hết game của hãng đều không được phổ biến và công ty đứng trước nguy cơ phá sản. Năm 1987, Hironobu Sakaguchi chỉ đạo phát triển một dự án mong cứu vớt được công ty đang nguy kịch. Sakaguchi đã chọn giải pháp tạo ra một game nhập vai hoàn toàn mới cho máy dùng băng cartridge NES, dựa trên một số game khá thành công lúc bấy giờ là Dragon Quest của Enix, The Legend of Zelda của Nintendo và series Ultima của Origin Systems. Vì Sakaguchi dự định sẽ nghỉ hưu sau khi hoàn thành dự án nên ông đã đặt tên cho nó là Final Fantasy, cũng là tượng trưng cho hi vọng của toàn công ty.

Trò chơi đã mở ra một tương lai mới cho Square, trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất của hãng. Nối tiếp thành công, Square lập tức bắt tay vào thiết kế phần tiếp theo. Vì Sakaguchi muốn Final Fantasy là một tựa game độc lập nên cốt truyện của nó cũng được sáng tác để không thể mở rộng bằng phiên bản ăn theo. Đội ngũ làm game đã chọn cách chỉ mang một vài đặc điểm có liên quan với phiên bản trước để đem vào phần sau và cách làm này được sử dụng trong suốt series. Mỗi bản Final Fantasy lại đem đến cho người chơi những lựa chọn mới, một dàn nhân vật mới và những nâng cấp trong hệ thống battle.


Hironobu Sakaguchi

Hironobu Sakaguchi

Thiết kế[]

Với bản Final Fantasy đầu tiên, Sakaguchi đã yêu cầu một đội ngũ phát triển lớn hơn mọi dự án trước đó của Square. Ông bắt đầu bằng việc thử nghiệm những ý tưởng cho gameplay. Khi gameplay và thế giới trong game được tạo ra, Sakaguchi kết hợp những yếu tố cần thiết để nghĩ cốt truyện. Sau này thì quá trình đó được thay đổi, nội dung game được sáng tác trước rồi xây dựng các yếu tố khác dựa trên nội dung đó. Nhóm làm game đã chọn cách xây dựng một thế giới hoàn toàn mới cho mỗi game, tránh sự trùng lặp.

5 phiên bản đầu tiên do Sakaguchi đạo diễn, ông cũng là người cung cấp những ý tưởng đầu tiên. Trong các phiên bản sau ông là nhà sản xuất cho đến khi ông rời Square năm 2001. Yoshinori Kitase nhận trách nhiệm đạo diễn đến Final Fantasy VIII, từ đó mỗi bản Final Fantasy là một đạo diễn mới. Hiroyuki Ito thiết kế gameplay cho một vài phiên bản, bao gồm hệ thống Job của Final Fantasy V, hệ thông Junction cho Final Fantasy VIII và là người đưa ra ý tưởng về Active Time Battle sử dụng từ Final Fantasy IV đến Final Fantasy IX. Ito cũng tham gia làm đồng đạo diễn Final Fantasy VI với Kitase. Từ Final Fantasy đến Final Fantasy IV, người viết kịch bản là Kenji Terada, Kitase viết kịch bản từ Final Fantasy V đến Final Fantasy VII. Kazushige Nojima trở thành người sáng tác kịch bản chính từ Final Fantasy VII đến khi ông từ chức vào tháng 10 năm 2003, sau đó ông tự lập công ty riêng của mình mang tên Stellavista. Nojima viết 1 phần hoặc toàn bộ cốt truyện cho Final Fantasy VII, VIII, X và X-2. Ông cũng tham gia viết kịch bản cho series Kingdom Hearts.

Hoạ sĩ thiết kế, gồm cả nhân vật và quái vật được giao cho hoạ sĩ Yoshitaka Amano từ Final Fantasy đến Final Fantasy VI. Amano cũng là người thiết kế logo cho tất cả các phiên bản trong main series và vẽ tranh minh hoạ cho Final Fantasy VII trở đi. Tetsuya Nomura được chọn làm người thay thế cho Amano vì thiết kế của Nomura thích hợp với đồ hoạ 3D hơn. Nomura làm việc trong series từ Final Fantasy VII đến Final Fantasy X. Riêng Final Fantasy IX thiết kế nhân vật lại giao cho Shukou Murase, Toshiyuki Itahana và Shin Nagasawa. Nomura còn thiết kế cho series Kingdom Hearts, Compilation of Final Fantasy VII và Fabula Nova Crystallis: Final Fantasy XIII. Square Enix còn có một số nhà thiết kế khác như Nobuyoshi Mihara và Akihiko Yoshida. Mihara là người vẽ nhân vật cho Final Fantasy XI, Yoshida làm việc cho dự án Final Fantasy Tactics, Vagrant Story và Final Fantasy XII.

Tetsuya nomura

Tetsuya Nomura

Yoshitaka amano

Yoshitaka Amano

Đồ họa và công nghệ[]

Phiên bản đầu tiên trên NES chỉ dùng những hình ảnh 2 chiều đơn giản của thành viên đứng đầu trong nhóm vì giới hạn của công nghệ đồ hoạ thời bấy giờ. Trong battle thì có nhiều chi tiết hơn khi trình chiếu phiên bản hoàn chỉnh của nhân vật. Cách làm này được áp dụng đến tận Final Fantasy VI, game sử dụng phiên bản đầy đủ cho cả world map và battle. Hình ảnh của máy NES có độ cao 26 pixel với bảng màu chỉ có 4 màu. 6 khung hình chuyển động được dùng để mô tả các trạng thái khác nhau của nhân vật như “khoẻ mạnh” hay “mệt mỏi”. Phiên bản trên SNES được cải tiến về đồ hoạ, hiệu ứng và có chất lượng âm thanh tốt hơn hẳn. Hình ảnh máy SNES ngắn hơn 2 pixel nhưng bù lại có nhiều màu và nhiều khung hình hơn: 11 màu - 40 khung hình. Điều này cho phép nhà thiết kế tạo ra nhân vật nhiều chi tiết hơn và tạo được nhiều cảm xúc hơn. Bản đầu tiên đã có những nhân vật phụ (NPC) mà người chơi có thể tương tác nhưng hầu hết đều là những vật thể tĩnh. Từ bản thứ 2 trở đi, Square thay vào những NPC di chuyển được.

Năm 1997, Final Fantasy VII ra đời trình diễn một nền đồ hoạ 3D hoàn toàn mới cũng cảnh nền dựng sẵn. Nhờ chuyển từ việc sử dụng băng cartridge của các máy Nintendo bị giới hạn về dung lượng sang dùng CD-ROM của máy PlayStation có khả năng lưu trữ rất lớn đã cho phép đội ngũ thiết kế có thể thoải mái sáng tạo.

Từ Final Fantasy VIII, dòng game đã chuyển sang cách thiết kế giống người thật hơn. Giống như Final Fantasy VII, các cảnh phim FMV (Full Motion Video) được trình chiếu dưới nền với các nhân vật ở trên. Đến Final Fantasy IX thì game lại quay về cách thiết kế giống với những phiên bản đầu tiên nhưng vần dùng những công nghệ đồ hoạ trong 2 phần trước đó. Final Fantasy X phát triển cho máy PlayStation 2 sử dụng phần cứng mạnh hơn để dựng hình thời gian thực thay cho kiểu dựng sẵn giúp cho game trở nên sống động hơn. Game trình diễn một môi trường hoàn toàn 3D, bỏ đi kiểu nhân vật 3D di chuyển trong cảnh dựng sẵn. Đây cũng là game Final Fantasy đầu tiên có lồng tiếng nhân vật, kể cả nhân vật chính cũng như một vài nhân vật phụ.

Một thời gian sau, tận dụng khả năng trực tuyến (online) của máy PS2, Square phát triển game nhập vai trực tuyến Final Fantasy XI. 6 tháng sau phiên bản này được chuyển sang PC. Final Fantasy XI cũng được phát hành cho máy Xbox360 gần 4 năm sau khi bản đầu tiên phát hành tại Nhật. Final Fantasy XI là bản đầu tiên sử dụng camera có khả năng xoay tự do. Final Fantasy XII phát hành năm 2006 cho PS2, sử dụng ít đa giác hơn Final Fantasy X nhưng bù lại bề mặt được thiết kế tỉ mỉ hơn và ánh sáng được cải tiến. Final Fantasy XIII xuất hiện lần đầu tại E3 2006 và dùng hệ thống Crystal Tools, một engine trung gian phát triển bởi Square Enix.

Âm nhạc[]

Các phiên bản trong series thường có nhạc nền khác nhau nhưng có một số chủ đề được lặp lại. Hầu hết các game đều mở đầu bằng bản nhạc “Prelude”, ban đầu khá đơn giản nhưng sau này được phối âm phức tạp hơn. Bài nhạc mỗi khi kết thúc battle hay khúc nhạc Chocobo là điều dễ nhận ra nhất của âm nhạc trong Final Fantasy. Một bài khác có tên “Prologue” (đôi khi là “Final Fantasy”) cũng luôn xuất hiện khi kết thúc trò chơi.

Nobuo Uematsu là người viết nhạc chính cho dòng Final Fantasy đến khi ông rời khỏi Square Enix tháng 11 năm 2004. Square còn có một vài nhà soạn nhạc khác như Masashi Hamauzu hay Hitoshi Sakimoto. Uematsu được cho phép sáng tác bất cứ bản nhạc nào ông muốn và chỉ chịu sự chỉ đạo rất nhỏ từ đội ngũ sản xuất. Tuy nhiên Sakaguchi lại yêu cầu loại âm nhạc phù hợp với những cảnh trong game. Khi kịch bản game được hoàn tất, Uematsu sẽ bắt đầu viết nhạc dựa trên cốt truyện và nhân vật. Ông thường bắt đầu bằng bài nhạc chủ đề và phát triển các bài khác cho phù hợp theo phong cách. Để tạo ra bài chủ đề cho mỗi nhân vật, Uematsu phải đọc kịch bản để tìm hiểu tính cách của họ, nói chuyện với người viết cốt truyện để tìm hiểu kĩ hơn về cảnh mà nhân vật xuất hiện.

Nobuo Uematsu

Nobuo Uematsu

Đánh giá[]

Nhìn chung, Final Fantasy là một series cực kì thành công. Doanh số bán ra trên toàn thế giới tăng rất nhanh, từ 47 triệu bản tháng 8 năm 2003 đến 63 triệu bản tháng 12 năm 2005 rồi 85 triệu vào tháng 7 năm 2008. Đến tháng 6 năm 2010, Square Enix công bố rằng series này đã tiêu thụ được 97 triệu bản, nằm trong số những thương hiệu video game bán chạy nhất thế giới (đứng thứ 3 vào tháng 1 năm 2007 và thứ 4 vào tháng 7). Cuối năm 2007, vị trí thứ 7, 8, 9 trong số những tựa game bán chạy nhất thuộc về Final Fantasy VII, Final Fantasy VIII và Final Fantasy X. Phiên bản thứ 7 của dòng game đã tiêu thụ được hơn 9.5 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành game bán chạy nhất trong series. Sau 2 ngày phát hành tại Bắc Mỹ kể từ ngày 9 tháng 11 năm 1999, Final Fantasy VIII đã giữ vị trí video game bán chạy nhất và duy trì trong vòng 3 tuần. Final Fantasy X chỉ tính riêng số lượng đặt trước tại Nhật đã đạt 1.4 triệu bản, lập kỉ lục cho game RPG console bán nhanh nhất. Final Fantasy XII cũng bán được 1.7 triệu bản trong tuần đầu phát hành ở Nhật. Ngày 6 tháng 10 năm 2006, 1 tuần sau ngày phát hành, Final Fantasy XII đã ship được 1.5 triệu bản đến Bắc Mỹ.

Khen - Chê[]

Series Final Fantasy đã nhận được những lời nhận xét rất tích cực về chất lượng hình ảnh và âm nhạc. Nó được trao tặng 1 sao trong sự kiện Walk of Game 2006, trở thành thương hiệu đầu tiên nhận được giải thưởng này (đoạt giải thường là các game đơn lẻ). Trong một cuộc bình chọn tổ chức bởi The Game Group plc năm 2008, Final Fantasy đã được chọn là “best game series” với 5 game có mặt trong danh sách “Greatest Games of All Time” (Những game xuất sắc nhất mọi thời đại).

IGN thì bình luận rằng hệ thống menu dùng trong game là “lý do quan trọng nhất để họ chưa bao giờ động đến series này”. Website này chỉ trích gay gắt với việc sử dụng trận chiến ngẫu nhiên trong hệ thống battle của game. IGN cũng cho rằng việc đưa series này lên màn ảnh là không thành công, không gây được sự chú ý và không xứng đáng với tên tuổi của dòng game này. Tháng 7 năm 2007, tạp chí Edge (Anh) đã bình luận rằng sự ra đi của Hironobu Sakaguchi ảnh hưởng xấu đến chất lượng của series.

11 bản Final Fantasy được đưa vào danh sách “Top 100 Favorite Games of All Time” (Top 100 game được yêu thích nhất mọi thời đại) do Famitsu bình chọn năm 2006, 4 bản đứng trong top 10 trong đó vị trí quán quân và á quân lần lượt thuộc về Final Fantasy X và Final Fantasy VII. Series này cũng giữ 7 kỉ lục thế giới trong cuốn Guiness World Records Gamer’s Edition 2008, bao gồm “Most Games in an RPG Series” (Series RPG nhiều phiên bản nhất - 13 bản chính, 7 bản liên quan và 32 bản ăn theo), “Longest Development Period” (Thời gian phát triển dài nhất - Final Fantasy XII làm trong 5 năm), và “Fastest-Selling Console RPG in a Single Day” (Game RPG console bán chạy nhất trong 1 ngày - Final Fantasy X). Cũng cuốn sách này trong lần phát hành năm 2009 đã liệt kê 2 phần trong series vào top 50 console game: Final Fantasy XII (vị trí 8) và Final Fantasy VII (vị trí 20)

Một số bản Final Fantasy nhận được sự chú ý đặc biệt từ công chúng, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Final Fantasy VII là game được đánh giá rất cao. Năm 2003, GameSpy liệt nó vào hàng thứ 7 trong số những game thành công nhất mọi thời đại và nhận được sự đồng tình từ IGN. Dirge of Cerberus: Final Fantasy VII ship được 392.000 bản trong tuần đầu phát hành nhưng nhận được số điểm thấp hơn rất nhiều so với các bản Final Fantasy khác. Một bài phê bình của tờ báo game Nhật Bản Famitsu về Dirge of Cerberus đã tạo nên một cuộc tranh cãi lớn giữa tạp chí này với Square Enix. Game nhập vai trực tuyến Final Fantasy XI vào tháng 3 năm 2006 đã đạt ngưỡng 200.000 người chơi thường xuyên và đạt con số nửa triệu người đăng kí tính đến tháng 7 năm 2007.

Ending[]

Từ Final Fantasy V, kết thúc của các tựa game Final Fantasy đã trở nên nổi tiếng bởi nhiều lần có những cái chết giả của nhân vật chính hoặc phụ, thường xảy ra trước trận chiến cuối cùng và trở lại khi đoạn credits được trình chiếu hoặc cutscene sau đó.

Trong Final Fantasy V, thành viên nào trong nhóm đã chết (nếu có) khi Neo Exdeath bị đánh bại sẽ giữ nguyên trạng thái đó đến tận cuối game, lúc đó họ quay trở lại và nói crystal đã hồi sinh cho họ.

Trong Final Fantasy VI,Terra tưởng như đã chết khi magic biến mất khỏi thế giới. Cô rơi từ trên trời trong dạng Esper của mình nhưng sau đó người chơi lại thấy cô còn sống trong hình dạng người.

Trong Final Fantasy VII, toàn bộ loài người bị đe doạ bởi Meteor và sự dâng trảo của dòng Lifestream, số phận của họ không hề rõ ràng. Nhưng sau khi hết phần credits chúng ta được xem đoạn cutscene cho thấy ít nhất là còn Red XIII. Trong Compilation of Final Fantasy VII cũng đã xác nhận là loài người còn sống.

Trong Final Fantasy VIII, Squall có vẻ như bị kẹt trong một chiều không gian không rõ, sau đó được Rinoa dùng sức mạnh để cứu.

Trong Final Fantasy IX, Zidane được tin là đã chết khi rễ cây Lifa đứt và rơi vào chỗ anh cùng Kuja, nhưng Zidane lại trở lại trong cảnh cuối game.

Trong Final Fantasy X, Tidus tưởng như không còn khi giấc mơ của Fayth kết thúc, nhưng cảnh sau credits lại cho thấy anh đang trôi dạt trên biển rồi bơi quay về bờ. Pefect ending của Final Fantasy X-2 là mở rộng của sự kiện này.

Trong Final Fantasy XI, Lion có vẻ đã chết khi cô hi sinh để cứu Vana’diel khỏi Eald’narche, nhưng trong bản Chains of Promathia lại đính chính là cô còn sống.

Trong Final Fantasy XII, Fran và Balthier được coi là đã chết khi Pháo đài bay Bahamut phát nổ, nhưng trong đoạn kết lại có 1 lá thư của họ gửi cho Vaan và điều này cho thấy họ chưa chết.

Trong Final Fantasy XIII, Vanille và Fang xem như đã chết khi tự hoá crystal để ngăn Cocoon va vào Pulse. Tuy nhiên giọng nói vang vọng của 2 người chứng tỏ ý thức của họ vẫn tồn tại và họ sẽ trở lại khi nào Pulse cần.

Trong Final Fantasy Tactics, Ramza và Alma tưởng chừng đã chết trong vụ nổ ở thành phố chết Muronde. Nhưng Olan cùng cảnh phim 3D cho thấy họ đang sống cùng Chocobo của mình ở nơi nào đó cách xa nền văn minh.

Trong Dissidia Final Fantasy, có vẻ như Cosmos chết nhưng trong ending bí mật thì lại thấy cô còn sống hoặc là được Cid của Lufane cải tử hoàn sinh.

Ending của Final Fantasy: The Spirits Within là đáng chú ý bởi Gray đã hi sinh tính mạng để ngăn cản những linh hồn oan khuất, giúp Aki thành công trong nhiệm vụ cứu thế giới nhưng cái giá phải trả quá đắt khi đó là người cô yêu.


Advertisement